Có được thỏa thuận trả lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài không? Mức đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này được xác định như thế nào?
Tiền lương là gì?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
"1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Như vậy, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương (Hình từ Internet)
Có được thỏa thuận trả lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:
"1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)"
Đồng thời theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
"14. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được thỏa thuận và trả lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài.
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nếu hợp đồng lao động trả lương bằng ngoại tệ thì xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
"1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này."
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài có hợp đồng lao động về trả lương bằng ngoại tệ sẽ được xác định theo quy định trên.
Tiền lương bằng ngoại tệ khi tính thuế thu nhập cá nhân được quy đổi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam như sau:
"1. Doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh thu, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.”
Như vậy tiền lương được trả bằng ngoại tệ sẽ được quy đổi theo quy định trên để tính thuế thu nhập cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?