Có được thanh tra các quy định về phòng chống tham nhũng đối với tổ chức tín dụng không? Quyết định thanh tra tổ chức tín dụng được ban hành khi có căn cứ gì?

Có được thanh tra các quy định về phòng chống tham nhũng đối với tổ chức tín dụng không? Quyết định thanh tra tổ chức tín dụng được ban hành khi có căn cứ gì? Ai có thẩm quyền thanh tra tổ chức tín dụng? - Câu hỏi của anh Quốc Tín đến từ Ninh Thuận

Có được thanh tra các quy định về phòng chống tham nhũng đối với tổ chức tín dụng không?

Căn cứ vào Điều 56 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các đối tượng thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng như sau:

Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sau:
1. Công ty đại chúng;
2. Tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.

Như vậy, tổ chức tín dụng cũng là đối tượng thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng.

Quyết định thanh tra tổ chức tín dụng được ban hành khi có căn cứ gì?

Quyết định thanh tra tổ chức tín dụng được ban hành khi có căn cứ gì?

Quyết định thanh tra tổ chức tín dụng được ban hành khi có căn cứ gì?

Căn cứ vào Điều 58 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về căn cứ quyết định thanh tra như sau:

Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định;
2. Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Việc ra quyết định thanh tra đối với tổ chức tín dụng được ban hành khi có các căn cứ sau:

- Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm:

+ Không ban hành quy định;

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định;

+ Có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định;

- Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Ai có thẩm quyền thanh tra tổ chức tín dụng?

Căn cứ vào Điều 59 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thanh tra đối với tổ chức tín dụng như sau:

- Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của tổ chức tín dụng có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức tín dụng đó trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 59 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

- Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh khi có căn cứ quy định tại Điều 58 Nghị định 59/2019/NĐ-CP mà Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của tổ chức tín dụng đó không tiến hành thanh tra. Quyết định thanh tra phải được gửi Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ có thẩm quyền.

Trước khi ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh phải trao đối với Chánh Thanh tra bộ có thẩm quyền. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, quyết định.

- Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; doanh nghiệp, tổ chức khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc khi có căn cứ quy định tại Điều 58 Nghị định 59/2019/NĐ-CP mà các Cơ quan thanh tra quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 59 Nghị định 59/2019/NĐ-CP không tiến hành thanh tra.

Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 07/2021/TT-TTCP.

Trường hợp có sự chồng chéo, trùng lắp trong thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng thì thực hiện theo Điều 63 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:

- Khi phát hiện chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ, giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì các Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi, thống nhất hướng xử lý, cụ thể như sau:

+ Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ thì Thanh tra của bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra tiến hành thanh tra;

+ Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì Thanh tra bộ tiến hành thanh tra.

- Trường hợp các Cơ quan thanh tra không thống nhất được về việc xử lý chồng chéo hoặc doanh nghiệp, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra thì Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, phản ánh, Tổng Thanh tra Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,825 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào