Có được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Có được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
...
Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.
Cơ sở trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là hợp đồng lao động (quyết định tuyển dụng), quyết định lương, bảng lương... Do đó, trường hợp NLĐ không làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng và không hưởng lương thì không thuộc đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
Cho nên trường hợp của bạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì không được tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc trong thời gian này.
Do không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc cho nên bạn có thể chủ động tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình để không bị gián đoạn tham gia bảo hiểm ý tế.
Bảo hiểm y tế tự nguyện (Hình từ Internet)
Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình có giá trị sử dụng từ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
...
8. Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:
Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 này cho nên người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện theo đối tượng hộ gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
...
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
...
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện hộ gia đình sẽ có mức hưởng BHYT tối đa khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 80% chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?