Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
- Có thể áp dụng những biện pháp bảo vệ nào đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng?
- Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
- Văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm những gì?
Có thể áp dụng những biện pháp bảo vệ nào đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng?
Theo Điều 10 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Biện pháp bảo vệ
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo.
Căn cứ trên quy định căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo 2014, cụ thể:
- Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
- Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
- Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
Sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ (Hình từ Internet)
Theo Điều 11 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo áp dụng biện pháp bảo vệ
Kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi an ninh hằng năm và gửi về Bộ Công an (qua Cục Kế hoạch và tài chính) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Căn cứ quy định trên thì được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng.
Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi an ninh hằng năm và gửi về Bộ Công an (qua Cục Kế hoạch và tài chính) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Văn bản yêu cầu, đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
...
2. Văn bản yêu cầu, đề nghị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra văn bản đề nghị, yêu cầu;
b) Tên cơ quan Công an có thẩm quyền được đề nghị, yêu cầu quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
d) Căn cứ, lý do đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Ngày, tháng, năm ra quyết định thụ lý tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo;
e) Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người được bảo vệ; những nội dung đề nghị, yêu cầu bảo vệ.
3. Khi gửi văn bản đề nghị, yêu cầu, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải gửi kèm quyết định thụ lý tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo (bản chính) và các tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
Theo đó, văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm những nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra văn bản đề nghị, yêu cầu;
- Tên cơ quan Công an có thẩm quyền được đề nghị, yêu cầu quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
- Căn cứ, lý do đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Ngày, tháng, năm ra quyết định thụ lý tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người được bảo vệ; những nội dung đề nghị, yêu cầu bảo vệ.
Lưu ý: Khi gửi văn bản đề nghị, yêu cầu, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải gửi kèm quyết định thụ lý tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí theo quy định (bản chính) và các tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?