Có được sử dụng ngân sách nhà nước để bố trí cho kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển không?
- Có được sử dụng ngân sách nhà nước để bố trí cho kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển không?
- Nội dung chi cho việc thực hiện công tác pháp điển được quy định thế nào?
- Sau khi hết thời hạn cộng tác theo hợp đồng thì Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên phải gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đến cơ quan nào?
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để bố trí cho kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc quản lý, sử dụng Cộng tác viên
...
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
...
b) Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện pháp điển có thể tham khảo Danh sách nguồn Cộng tác viên do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lập để ký hợp đồng thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị mình.
Như vậy, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện pháp điển có thể tham khảo Danh sách nguồn Cộng tác viên do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lập để ký hợp đồng thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị mình.
Đồng thời theo Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Kinh phí thuê Cộng tác viên pháp điển
Kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên pháp điển được sử dụng từ ngân sách nhà nước bố trí theo đề mục và đảm bảo các quy định về nội dung chi, mức chi trong Thông tư liên tịch số 192/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Như vậy, được sử dụng ngân sách nhà nước để bố trí cho kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển.
Tuy nhiên việc sử dụng ngân sách nhà nước để trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển cần đảm bảo các quy định về nội dung chi, mức chi theo quy định của pháp luật.
Kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển (Hình từ Internet)
Nội dung chi cho việc thực hiện công tác pháp điển được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 192/2013/TTLT-BTC-BTP quy định nội dung chi cho việc thực hiện công tác pháp điển bao gồm:
- Xây dựng cấu trúc chủ đề, đề mục của Bộ pháp điển; thực hiện pháp điển theo chủ đề (sắp xếp các đề mục theo cấu trúc chủ đề, thực hiện chỉ dẫn nội dung có liên quan theo cấu trúc của Bộ pháp điển).
- Thực hiện pháp điển theo đề mục theo quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 63/2013/NĐ-CP.
- Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho các hoạt động pháp điển.
- Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động pháp điển (nếu có).
- Góp ý, thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục; tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định; kiểm tra kết quả pháp điển theo đề mục; báo cáo đề xuất, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn được phát hiện trong quá trình pháp điển.
- Chỉnh lý hoàn thiện báo cáo, thuyết minh, tờ trình và kết quả pháp điển theo đề mục.
- Tổ chức thông qua chủ đề pháp điển, công bố kết quả pháp điển.
- Thù lao cộng tác viên là các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về công tác pháp điển.
- In ấn, sao chụp tài liệu và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp các hoạt động pháp điển (nếu có).
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
- Chi xây dựng phần mềm tin học thực hiện pháp điển, xây dựng trang thông tin điện tử pháp điển; cập nhật, duy trì Bộ pháp điển trên trang thông tin điện tử pháp điển.
- Đối với việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển: Thực hiện các nội dung chi từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này.
- Đối với việc cập nhập quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung vào Bộ pháp điển: Thực hiện các nội dung chi tại khoản 2, 4, 5, 9 Điều này.
Sau khi hết thời hạn cộng tác theo hợp đồng thì Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên phải gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đến cơ quan nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Chấm dứt quan hệ cộng tác giữa Cộng tác viên với đơn vị sử dụng Cộng tác viên
1. Quan hệ giữa Cộng tác viên với đơn vị cộng tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn cộng tác theo hợp đồng;
b) Cộng tác viên không khách quan, không trung thực trong thực hiện công việc được giao hoặc có các hành vi trái pháp luật trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến việc thực hiện công việc đã giao kết trong hợp đồng cộng tác;
c) Cộng tác viên không thực hiện công việc theo nội dung hợp đồng;
d) Cộng tác viên làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị đã ký hợp đồng cộng tác;
đ) Cộng tác viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết.
2. Trường hợp có căn cứ theo quy định của pháp luật làm thay đổi nội dung công việc phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn vị sử dụng Cộng tác việc thông báo, trao đổi và thống nhất với Cộng tác viên hướng giải quyết để chấm dứt hợp đồng (nếu cần thiết).
3. Sau khi chấm dứt quan hệ cộng tác giữa Cộng tác viên với đơn vị thực hiện pháp điển, Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cộng tác đó đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì sau khi hết thời hạn cộng tác theo hợp đồng thì Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên phải gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đó đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?