Có được phép xây cống thoát nước trên đất dành cho đường bộ không? Nếu không mà vẫn thực hiện thì bị xử lý như thế nào?
Có được phép xây cống thoát nước trên đất dành cho đường bộ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Theo đó, phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Và trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
Như vậy, có thể được phép xây cống thoát nước trên đất dành cho đường bộ nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đất dành cho đường bộ (Hình từ Internet)
Trong trường hợp tự ý xây dựng cống thoát nước trên đất dành cho đường bộ thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 4, điểm c khoản 7 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
...
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
...
Theo đó, trường hợp người dân tự ý xây dựng cống thoát nước trong phần đất dành cho đường bộ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Còn tổ chức thực hiện hành vi này thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Đồng thời sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
Đất của đường bộ bao gồm những phần đất nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi đất dành cho đường bộ
...
2. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
b) 02 mét đối với đường cấp III;
c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
...
Đất của đường bộ được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.
Như vậy đất của đường bộ gồm những phần đất được nêu tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?