Có được phép thi nâng hạng giấy phép lái xe hạng D lên hạng E hay không? Thi nâng hạng giấy phép lái xe hạng D lên hạng E nộp hồ sơ ở đâu?
Có được phép thi nâng hạng giấy phép lái xe hạng D lên hạng E hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
...
Theo đó, việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp nếu trên trong đó có nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E.
Như vậy, theo quy định trên thì được phép nâng hạng giấy phép lái xe hạng D lên hạng E.
Giấy phép lái xe hạng D (Hình từ Internet)
Thi nâng hạng giấy phép lái xe hạng D lên hạng E nộp hồ sơ ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Hồ sơ dự sát hạch lái xe
...
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
c) Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Theo đó, đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D lên hạng E thì hồ sơ gồm:
- Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
- Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Như vậy, có thể thấy rằng hồ sơ sát hạch lái xe được nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Tuy nhiên việc nộp hồ sơ này do cơ sở sát hạch lái xe trực tiếp nộp chứ không phải do người có nhu cầu thi nộp hồ sơ.
Thời hạn của giấy phép lái xe hạng D được ghi ở đâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Theo đó, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?