Có được phép nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen ở bất kỳ phòng thí nghiệm? Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo điều kiện gì?

Tôi muốn hỏi là có được phép nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen ở bất kỳ phòng thí nghiệm nào hay không? Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo điều kiện gì? - Câu hỏi của chị Huyền Anh (Bình Dương).

Có được phép nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen ở bất kỳ phòng thí nghiệm nào?

phong-thi-nghiem-sinh-vat-bien-doi-gen

Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định điều kiện an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:

Quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen
1. Những quy định chung
a) Việc nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại Phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có mức độ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;
b) Phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm;
c) Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật, nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Các nguyên liệu, vật liệu, mẫu vật thí nghiệm, ống nghiệm, dụng cụ chuyên dụng dùng trong nghiên cứu sinh vật biến đổi gen phải ghi nhãn có tên và ngày tháng thực hiện;
d) Hoạt động nghiên cứu tạo véc tơ tái tổ hợp, chuyển gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1 trở lên của khu thí nghiệm chính;
đ) Chỉ thực hiện chuyển gen cho 01 đối tượng trong một lần thí nghiệm;
e) Người thao tác chuyển gen phải mặc áo blouse, đeo khẩu trang, đi găng tay. Khi thực hiện thao tác phải ngồi trước tủ an toàn sinh học đang hoạt động, lấy đủ lượng các nguyên liệu cần thiết và tránh làm rơi vãi;
g) Tủ an toàn sinh học, các thiết bị thí nghiệm phải được vệ sinh bằng cồn 70 độ. Mẫu vật bị rơi vãi, nguyên liệu, vật liệu dư thừa, bông cồn, dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm và các dụng cụ khác đã sử dụng phải được thu gom, phân loại và xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường;
h) Định kỳ hàng tuần khử trùng phòng thí nghiệm và tủ an toàn sinh học bằng dung dịch chloramin hoặc cồn 70 độ hoặc các chất khử trùng khác được sử dụng theo quy định;
i) Các sản phẩm thí nghiệm được bảo quản và quản lý theo quy định, không đưa ra ngoài phòng thí nghiệm khi chưa được phép của người quản lý. Nếu bị mất mẫu vật hoặc có dấu hiệu xáo trộn thì phải báo ngay với người quản lý để có giải pháp xử lý kịp thời hạn chế sự phát tán thiếu kiểm soát ra môi trường;
k) Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nguy cơ rủi ro khó kiểm soát thì phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu và xử lý theo hướng dẫn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

Theo đó, theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định việc nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại Phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có mức độ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo điều kiện gì?

Theo Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định điều kiện an toàn sinh học trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen như sau:

Quy định an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cho các nghiên cứu đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen
1. Các hoạt động nghiên cứu về đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen tiến hành trong phòng thí nghiệm của khu thí nghiệm chính phải thực hiện theo các quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
2. Các hoạt động nghiên cứu về đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen là thực vật phải tuân thủ các quy định sau:
a) Các nghiên cứu về đặc tính sinh học chỉ được phép tiến hành trong nhà kính hoặc nhà lưới, phải đảm bảo cách ly giữa các đối tượng sinh vật với nhau;
b) Các dụng cụ chăm sóc, cắt tỉa cây được dùng riêng cho một loại cây trồng chuyển gen;
c) Phải sử dụng giầy, dép riêng biệt khi vào nhà kính, nhà lưới;
d) Không được mang đất, các mẫu vật từ cây trồng chuyển gen ra khỏi khu vực nhà kính, nhà lưới khi chưa được phép;
đ) Khi lấy các mẫu vật đi phân tích phải đảm bảo tránh để rơi vãi, lẫn mẫu và cần quản lý an toàn khi phân tích mẫu;
e) Khi kết thúc thí nghiệm, các cây trồng đã chuyển gen đủ hoặc không đủ điều kiện làm giống đều phải được quản lý chặt chẽ, nếu không tiếp tục sử dụng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.
3. Những nghiên cứu về đặc tính sinh học của động vật được thực hiện ở khu phụ trợ:
a) Khu chuồng nuôi các đối tượng đã chuyển gen phải đảm bảo điều kiện cách ly với môi trường bên ngoài, có hệ thống thu chất thải, nước thải riêng. Phân và nước thải được thu gom và xử lý bằng các hóa chất tiêu độc, không thải trực tiếp vào hệ thống nước thải chung. Các chất thải rắn, chất độn chuồng (nếu có) được xử lý theo phương pháp đốt trong lò kín;
b) Quản lý chặt chẽ động vật đã được chuyển gen: Phải đánh dấu và quản lý số lượng. Những con chết hoặc không đủ điều kiện giữ giống, mẫu vật của động vật biến đổi gen cần được tiêu hủy theo phương pháp đốt trong lò kín.
4. Trong quá trình nghiên cứu đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen, nếu phát hiện thấy có nguy cơ gây hại cao đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người, vật nuôi, tổ chức chủ trì nhiệm vụ phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng biết và xin ý kiến về biện pháp ngăn chặn rủi ro.

Theo đó, Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo các quy định điều kiện an toàn sinh học nêu trên.

Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen không đúng nơi bị xử lý ra sao?

Theo Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định hình thức xử lý hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen như sau:

Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;
b) Không thực hiện đúng nội dung trong giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, giấy chứng nhận an toàn sinh học, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
b) Đưa vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng trong đề tài nghiên cứu đã đăng ký; không thuộc giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và kế hoạch khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Không tuân thủ chặt chẽ các quy định về cách ly gây thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm;
b) Không áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, tiêu hủy triệt để sinh vật biến đổi gen khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được;
c) Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.

Theo đó, khoản 2 Điều Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đối với hành vi nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen không đúng nơi quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm.

Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức phạt tiền do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh phí cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét hồ sơ đăng ký phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải có ít nhất bao nhiêu thành viên có mặt?
Pháp luật
Các thiết bị khu thí nghiệm chính phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 2 được phân thành bao nhiêu khu?
Pháp luật
Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 1 phải có tối thiểu bao nhiêu cán bộ có trình độ trên đại học?
Pháp luật
Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen là gì? Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Có được phép nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen ở bất kỳ phòng thí nghiệm? Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Lãnh đạo của phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 3 phải hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học ít nhất bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
1,452 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào