Có được phép đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định hiện nay hay không?
- Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
- Đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Đối với hành vi đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Thủy lợi 2017 quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
(1) Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
(2) Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
(3) Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:
- Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m.
- Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
(4) Vùng phụ cận của kênh được quy định như sau:
- Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố.
- Kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố.
(5) Vùng phụ cận của cống trên sông được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50 m.
(6) Công trình thủy lợi khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại Điều này; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.
(7) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa bàn.
Đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi đào đắp ao hồ trong công trình thủy lợi như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, công trình phụ, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
d) Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
e) Neo, đậu tàu, thuyền vào công trình thủy lợi khi có biển cấm;
g) Sử dụng phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn không được đào đắp ao hồ để nuôi cá trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Việc đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của công trình.
Đối với hành vi đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ khoản 4 Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 41 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Thủy Đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 40.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, Trưởng Công an huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đào đắp ao hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?