Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không?
Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định về liên thông thư viện như sau:
Liên thông thư viện
1. Nguyên tắc liên thông thư viện
a) Liên thông thư viện giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện; giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) với thư viện cấp xã, huyện trên cùng địa bàn;
b) Liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện, tỉnh; giữa các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) với thư viện cấp huyện, tỉnh trên cùng địa bàn;
c) Các thư viện có hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm và tương thích; bảo đảm nguồn tài nguyên thông tin số; có đủ nhân lực để đáp ứng, vận hành, khai thác, chia sẻ có thể liên thông với các thư viện cơ sở giáo dục khác mà không giới hạn không gian liên thông;
d) Các thư viện tham gia liên thông trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung; hợp tác có thỏa thuận giữa các thư viện bảo đảm thống nhất quy trình khai thác, được quản lý bằng các phần mềm, có thể truy cập được bằng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác; các thư viện trên địa bàn khác nhau có thể thỏa thuận tham gia liên thông bằng hình thức chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin số;
đ) Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông;
e) Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định liên quan của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì việc liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông chỉ được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện, tỉnh không được thực hiện liên thông khác phạm vi tỉnh.
Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không? (Hình từ Internet)
Có những hình thức liên thông thư viện nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định về liên thông thư viện như sau:
Liên thông thư viện
...
2. Hình thức liên thông thư viện
a) Tài nguyên thông tin số: Các thư viện trong nhóm thực hiện chia sẻ cơ sở dữ liệu biểu ghi, mục lục tài nguyên thông tin số theo các cấp độ được tổ chức theo cấu trúc nghiệp vụ thư viện và quyền truy cập cơ sở dữ liệu;
b) Tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn: Các thư viện trong nhóm thực hiện việc luân chuyển tài nguyên thông tin như sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo, báo, tạp chí, truyện, tranh ảnh giáo dục và tài liệu khác định kỳ theo học kỳ, năm học.
Như vậy, có 2 hình thức liên thông thư viện, đó là: tài nguyên thông tin số và tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn.
Thư viện chủ trì liên thông có trách nhiệm gì trong việc liên thông thư viện?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định về liên thông thư viện như sau:
Liên thông thư viện
...
3. Cơ chế liên thông thư viện
a) Thư viện chủ trì liên thông
- Được chỉ định là đầu mối liên kết các thư viện trong nhóm để điều tiết, phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ tài nguyên thông tin. Thư viện chủ trì được ưu tiên đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định;
- Có trách nhiệm duy trì và phát triển hệ thống tài nguyên thông tin số dùng chung; hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm; là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và khai thác hệ thống; kiểm soát chất lượng biểu ghi; chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm; hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Các thư viện tham gia liên thông có trách nhiệm chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin của thư viện cho nhóm dùng chung theo điều lệ, quy chế liên thông; tham gia xây dựng quy chế về mức độ chia sẻ, quyền truy cập của người sử dụng thư viện; sử dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện khác phục vụ người sử dụng.
...
Như vậy, Thư viện chủ trì liên thông có những trách nhiệm sau:
(1) Duy trì và phát triển hệ thống tài nguyên thông tin số dùng chung;
(2) Hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm;
(3) Là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và khai thác hệ thống;
(4) Kiểm soát chất lượng biểu ghi;
(5) Chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm;
(6) Hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về chuyên môn, nghiệp vụ;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết việc thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu hằng năm trong bản kiểm điểm của Đảng viên cuối năm 2024?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024) thế nào?
- Thơ ngắn 6 12 dành tặng cựu chiến binh? Ngày 6 12 là ngày truyền thống cựu chiến binh Việt Nam?
- Mẫu biên bản đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất là mẫu nào? Nội dung mẫu biên bản?
- 2 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02A 02B theo Hướng dẫn 25 áp dụng cho đối tượng nào?