Có được hưởng chế độ ưu đãi người có công khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia không? Hồ sơ, thủ tục để được công nhận là người có công quy định như thế nào?
Có được hưởng chế độ ưu đãi người có công khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia không?
Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, anh đang hưởng trợ cấp theo diện làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, người có công với cách mạng được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020, trong đó người có công với cách mạng bao gồm "Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế".
Tuy nhiên anh phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo Điều 35 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 là:
Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến và được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng.
Theo đó, việc anh làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng sẽ được xác định là người có công với cách mạng.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 36 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020, anh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
+ Trợ cấp một lần.
+ Bảo hiểm y tế.
+ Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này. Ngoài ra, thân nhân sẽ được hưởng chế độ theo Điều 37 Pháp lệnh này.
Anh có thể xem hướng dẫn cụ thể tại Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP anh nha.
Có được hưởng chế độ ưu đãi người có công khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục để được công nhận là người có công quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Hồ sơ giải quyết chế độ
1. Bản khai cá nhân (Mẫu KC1).
2. Bản sao một trong các giấy tờ sau: Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
3. Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu KC2).
Như vậy, hồ sơ giải quyết chế độ người có công bao gồm:
1. Bản khai cá nhân (Mẫu KC1).
2. Bản sao một trong các giấy tờ sau: Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
3. Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu KC2).
Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi người có công quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 36 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi người có công như sau:
Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Người hoạt động kháng chiến lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.
Như vậy, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi người có công như sau:
Bước 1: Người hoạt động kháng chiến lập bản khai kèm hồ sơ giải quyết chế độ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?