Có được giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy hay không? Giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy cần đảm bảo nội dung gì?

Xin cho hỏi theo quy định hiện hành có được giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy hay không? Giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy cần đảm bảo nội dung gì? - Câu hỏi của chị Trúc Ngân (Bình Dương)

Có được giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy hay không?

benh-truyen-nhiem

Có được giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy hay không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:

Địa điểm giám sát
Giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn bộ phạm vi địa bàn quản lý hành chính được phân công giám sát, chú trọng tại:
1. Cơ sở y tế.
2. Khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm.
3. Khu vực đang có ổ dịch, dịch; khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
4. Nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch, lưu trú của người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
5. Khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy.
6. Khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa.

Theo đó, căn cứ trên quy định giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn bộ phạm vi địa bàn quản lý hành chính được phân công giám sát, chú trọng tại khu vực cửa khẩu đường thủy.

Ngoài ra, còn được thực hiện giám sát ở những địa điểm sau:

- Cơ sở y tế.

- Khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm.

- Khu vực đang có ổ dịch, dịch; khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

- Nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch, lưu trú của người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.

- Khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

- Khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa.

Quy trình giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy được thực hiện ra sao?

Theo Điều 7 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình giám sát
1. Thu thập số liệu, thông tin.
2. Phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả.
3. Đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Đề xuất biện pháp can thiệp.
5. Báo cáo và chia sẻ thông tin.

Theo đó, quy trình giám sát bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy được thực hiện theo 05 bước sau đây:

Bước 1: Thu thập số liệu, thông tin.

Bước 2: Phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả.

Bước 3: Đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Bước 4: Đề xuất biện pháp can thiệp.

Bước 5: Báo cáo và chia sẻ thông tin.

Giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy cần đảm bảo nội dung gì?

Theo Điều 6 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:

Nội dung giám sát
1. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, các nội dung giám sát gồm:
a) Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi sinh sống, nơi học tập, làm việc; địa điểm và thời gian mắc, khởi phát bệnh; diễn biến bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và quá trình điều trị, cơ sở y tế chăm sóc, điều trị trước khi mắc bệnh; thông tin về xét nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh phù hợp; tiền sử sản khoa, tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và tình trạng miễn dịch, tiền sử đi lại trong và ngoài nước, các thông tin về tiền sử phơi nhiễm, tiếp xúc và yếu tố dịch tễ liên quan;
b) Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa điểm giám sát: mức sống, lối sống, điều kiện sống, phong tục tập quán, cơ cấu dân cư, cơ cấu dân tộc, cơ cấu bệnh tật; địa lý, khí hậu, thời tiết bao gồm: khu vực địa dư, mùa, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, hướng gió và các yếu tố nguy cơ khác.
2. Đối với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: chủng, loài, nhóm, týp, phân týp, gen, kiểu gen, các đặc tính sinh học về tính kháng thuốc, biến đổi về hình thể, gen và phương thức lây truyền.
3. Đối với trung gian truyền bệnh
a) Động vật: số lượng, mối liên hệ với con người và các đặc điểm khác theo yêu cầu. Riêng đối với côn trùng cần giám sát thêm: đặc điểm sinh vật học, thành phần loài, các chỉ số giám sát, tính nhạy cảm với hóa chất;
b) Thực phẩm: nguyên liệu, nguồn gốc, phương thức chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối;
c) Môi trường: đất, nước, không khí;
d) Các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
4. Căn cứ vào bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đối tượng giám sát, yêu cầu của các loại hình giám sát, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp.

Theo đó, giám sát người mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu đường thủy cần đảm bảo nội dung sau:

(1) Thông tin cá nhân:

- Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi sinh sống, nơi học tập, làm việc;

- Địa điểm và thời gian mắc, khởi phát bệnh;

- Diễn biến bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và quá trình điều trị, cơ sở y tế chăm sóc, điều trị trước khi mắc bệnh;

- Thông tin về xét nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh phù hợp;

- Tiền sử sản khoa, tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và tình trạng miễn dịch, tiền sử đi lại trong và ngoài nước, các thông tin về tiền sử phơi nhiễm, tiếp xúc và yếu tố dịch tễ liên quan;

(2) Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa điểm giám sát:

Mức sống, lối sống, điều kiện sống, phong tục tập quán, cơ cấu dân cư, cơ cấu dân tộc, cơ cấu bệnh tật; địa lý, khí hậu, thời tiết bao gồm: khu vực địa dư, mùa, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, hướng gió và các yếu tố nguy cơ khác.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
574 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào