Có được đăng ký kết hôn giữa con nuôi và con đẻ của bố mẹ nuôi hay không? Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những bước nào?
Những trường hợp nào pháp luật quy định nghiêm cấm không được đăng ký kết hôn?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì những trường hợp không được đăng ký kết hôn gồm:
(1) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
(2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
(3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
(3) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
(4) Yêu sách của cải trong kết hôn;
(5) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
(6) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
(7) Bạo lực gia đình;
(8) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Những trường hợp nào pháp luật quy định nghiêm cấm không được đăng ký kết hôn? (Hình ảnh từ Internet)
Có được đăng ký kết hôn giữa con nuôi và con đẻ của bố mẹ nuôi hay không?
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo đó, để được đăng ký kết hôn thì nam nữ cần đảm bảo các điều kiện về độ tuổi, tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp này, 2 bạn đã đủ tuổi kết hôn, tự nguyện đến với nhau, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp cấm đăng ký kết hôn theo quy định.
Do đó, 2 bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những bước nào? Ai có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Từ quy định trên thì thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo các bước như sau:
(1) Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
(2) Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
(3) Trong trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy, theo quy định trên, để thực hiện việc đăng ký kết hôn thì hai bạn cần nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đi đăng ký kết hôn.
Công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bạn ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bạn cùng ký trên vào Giấy chứng nhận kết hôn và sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bạn.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?