Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không? Nếu có thì ai có quyền quyết định việc bán loại tài sản này?
- Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?
- Được phép bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
- Ai có quyền quyết định việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
- Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?
Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có thể được bán, đây là một trong những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Được phép bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
b) Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
c) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
- Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
- Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hình thành từ dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hình thành từ dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
4. Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản; 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản; 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 46/2018/NĐ-CP (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị xử lý: TẢI VỀ
- Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?