Có được bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại của tổ chức nước ngoài đưa vào Việt Nam hay không?
Có được bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại của tổ chức nước ngoài đưa vào Việt Nam hay không?
Tại Điều 17 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về việc bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại như sau:
Bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ
Hàng hóa thuộc các khoản viện trợ được các Bên tiếp nhận viện trợ và Bên cung cấp viện trợ thoả thuận đưa vào Việt Nam bán phải được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định đồng thời với việc phê duyệt các khoản viện trợ, trên cơ sở ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính. Hàng hóa đã qua sử dụng khi được phép nhập khẩu vào Việt Nam không phải là hàng hóa thương mại, không được phép tổ chức bán đấu giá. Hàng hoá mới 100%, còn hạn sử dụng phải được tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản.
Theo đó thì bên nhận viện trợ và bên viện trợ có thể thỏa thuận bán hàng hóa thuộc khoản viện trợ không hoàn lại nhưng phải được cấp có thẩm quyền quyết định đồng thời với việc phê duyệt các khoản viện trợ.
Có được bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại của tổ chức nước ngoài đưa vào Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Các cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại?
Việc quyết định bán hành hóa thuộc các khoản viện trợ không hoàn lại được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt các khoản viện trợ. Vậy cơ quan có thẩm quyền thực hiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền phê duyệt
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các khoản viện trợ có mục tiêu trực tiếp hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các trường hợp khác không quy định tại các khoản 2,3,4 Điều này.
2. Người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt:
a) Các khoản viện trợ không quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản viện trợ khắc phục hậu quả được viện trợ trực tiếp cho một bộ, ngành, địa phương không phụ thuộc vào quy mô khoản viện trợ.
b) Các khoản viện trợ mà bên tiếp nhận là các tổ chức do cơ quan chủ quản ra quyết định cho phép thành lập hoặc phê duyệt điều lệ hoặc cấp Giấy đăng ký hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bên tiếp nhận viện trợ, trừ các tổ chức do Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt các khoản viện trợ của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ quyết định cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ.
4. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phê duyệt các khoản cứu trợ nhân đạo không có địa chỉ cụ thể (Bên cung cấp viện trợ không ấn định cứu trợ cho một địa phương cụ thể).
5. Người đúng đầu các tổ chức hội hoặc Liên hiệp hội được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khoản viện trợ cho cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó các cơ quan nêu trên có thẩm quyền quyết định bán hàng hóa thuộc khoản viện trợ đồng thời với việc phê duyệt các khoản viện trợ (tương ứng với thẩm quyền theo quy định trên), trên cơ sở ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Hiện nay mở tài khoản cho vốn viện trợ không hoàn lại thế nào?
Về việc mở tài khảon cho vốn viện trợ không hoàn lại anh tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 80/2020/NĐ-CP như sau:
Mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ
...
2. Tài khoản vốn viện trợ: Chủ dự án mở tài khoản tiếp nhận vốn viện trợ tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.
a) Trình tự, thủ tục mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và việc quản lý, sử dụng tài khoản thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Kho bạc Nhà nước tổ chức việc kiểm soát, thanh toán cho dự án từ nguồn vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
c) Trình tự, thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó thì chủ sự án sẽ mở tài khoản tiếp nhận vốn viện trợ không hoàn lại tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?