Có đồng thời chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân khi chấm dứt tư cách pháp nhân?
- Có đồng thời chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân khi chấm dứt tư cách pháp nhân?
- Pháp nhân là thành viên quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên không?
- Quỹ tín dụng nhân dân có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên không?
Có đồng thời chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân khi chấm dứt tư cách pháp nhân?
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
(ii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
(iii) Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm c(i) khoản này;
(iv) Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp nhân bị chấm dứt tư cách pháp nhân cũng đồng thời làm chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân.
Có đồng thời chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân khi chấm dứt tư cách pháp nhân? (hình từ internet)
Pháp nhân là thành viên quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
...
3. Việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii) khoản 1 Điều này:
(i) Được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
(ii) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
(iii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp nhân là thành viên quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Cụ thể là, pháp nhân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải được Hội đồng quản trị thông qua và đảm bảo các quy định sau:
- Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
- Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
- Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Quỹ tín dụng nhân dân có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
...
5. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) về việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên có tỷ lệ vốn góp từ 5% đến 10% mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên có tỷ lệ vốn góp từ 5% đến 10% mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?