Cổ đông phổ thông không được sử dụng nguồn vốn do ngân hàng thương mại cổ phần cấp tín dụng để thực hiện hoạt động nào?
- Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có được ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ của mình không?
- Cổ đông phổ thông không được sử dụng nguồn vốn do ngân hàng thương mại cổ phần cấp tín dụng để thực hiện hoạt động nào?
- Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông không?
Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có được ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ của mình không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền của cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
...
5. Xem, tra cứu, trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
6. Xem, tra cứu, trích lục, sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
7. Được chia phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
8. Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
9. Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định. Danh sách ứng cử viên phải được gửi đến Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.
10. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Như vậy, cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
Cổ đông phổ thông không được sử dụng nguồn vốn do ngân hàng thương mại cổ phần cấp tín dụng để thực hiện hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Cổ đông phổ thông không được sử dụng nguồn vốn do ngân hàng thương mại cổ phần cấp tín dụng để thực hiện hoạt động nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 62 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như sau:
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đủ số tiền tương ứng với số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;
b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng, nguồn vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ Điều lệ và các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng;
đ) Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
...
Theo đó, cổ đông phổ thông không được sử dụng nguồn vốn do ngân hàng thương mại cổ phần cấp tín dụng để để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần.
Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
...
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 67 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Đại hội đồng cổ đông
...
3. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của tổ chức tín dụng;
b) Thông qua Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Thông qua quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
...
Theo đó, cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền.
Như vậy, cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và số phiếu biểu quyết tỷ lệ với số lượng cổ phần mà họ nắm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?