Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có được đề cử người vào Hội đồng quản trị không?
Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có được đề cử người vào Hội đồng quản trị không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền của cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
...
5. Xem, tra cứu, trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
6. Xem, tra cứu, trích lục, sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
7. Được chia phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
8. Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
9. Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định. Danh sách ứng cử viên phải được gửi đến Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.
10. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Như vậy, cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần được quyền ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng thương mại hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định.
Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có được đề cử người vào Hội đồng quản trị không? (Hình từ Internet)
Cổ đông phổ thông có được sao gửi thông tin được ngân hàng thương mại cung cấp cho tổ chức khác không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 62 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như sau:
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đủ số tiền tương ứng với số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;
b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng, nguồn vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ Điều lệ và các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng;
đ) Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
e) Chịu trách nhiệm khi nhân danh tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh, giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
g) Bảo mật thông tin được tổ chức tín dụng cung cấp theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; không được phát tán, sao, gửi thông tin được tổ chức tín dụng cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
...
Theo đó, cổ đông phổ thông không được phép phát tán, sao, gửi thông tin được ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ bảo mật thông tin được ngân hàng thuong mại cung cấp theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng đó và chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Ngân hàng thương mại cổ phần có được mua lại cổ phần của cổ đông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 34/2024/TT-NHNN như sau:
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng thương mại cổ phần
1. Việc mua lại cổ phần của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại cổ phần.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị mua lại cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, ngân hàng thương mại cổ phần được mua lại cổ phần của cổ đông, tuy nhiên việc này chỉ được thực hiện sau khi ngân hàng thương mại đã thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?