Cơ chế phối hợp kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại giữa Tổng giám đốc và các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Ngân hàng thương mại kiểm toán nội bộ dựa trên những nguyên tắc nào?
- Ngân hàng thương mại thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nào?
- Cơ chế phối hợp kiểm toán nội bộ giữa Tổng giám đốc và các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Ngân hàng thương mại kiểm toán nội bộ dựa trên những nguyên tắc nào?
Ngân hàng thương mại kiểm toán nội bộ dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 64 Thông tư 13/2018/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN) quy định về nguyên tắc kiểm toán nội bộ như sau:
Nguyên tắc kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ thực hiện theo nguyên tắc:
a) Nguyên tắc độc lập:
(i) Kiểm toán viên nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
(ii) Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự chi phối, can thiệp của các cá nhân, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
(iii) Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với:
- Quy định nội bộ về kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ do kiểm toán viên nội bộ đó xây dựng;
- Đơn vị, bộ phận mà người đứng đầu đơn vị, bộ phận là người có liên quan của kiểm toán viên nội bộ đó;
- Các hoạt động, bộ phận mà kiểm toán viên nội bộ đó thực hiện, chịu trách nhiệm trong thời hạn 03 năm kể từ khi không thực hiện, chịu trách nhiệm đối với hoạt động, bộ phận đó;
(iv) Tiêu chí xây dựng mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ phải tách biệt với kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của các đơn vị, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
b) Nguyên tắc khách quan:
(i) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;
(ii) Kiểm toán viên nội bộ phải trung thực khi thực hiện báo cáo, đánh giá trong quá trình kiểm toán nội bộ;
(iii) Kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tính khách quan trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ;
c) Nguyên tắc chuyên nghiệp:
(i) Bộ phận kiểm toán nội bộ có ít nhất một kiểm toán viên nội bộ để thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ (sau đây gọi là kiểm toán viên công nghệ);
(ii) Kiểm toán viên nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 66 Thông tư này.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên nguyên tắc khách quan, nguyên tắc độc lập và nguyên tắc chuyên nghiệp.
Ngân hàng thương mại thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về cơ chế phối hợp của ngân hành nhà nước như sau:
Cơ chế phối hợp
1. Ngân hàng thương mại phải có cơ chế phối hợp giữa:
a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc), các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất, tuyến bảo vệ thứ hai và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Từ quy định trên thì ngân hàng thương mại có cơ chế phối hợp giữa:
- Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ;
- Tổng giám đốc (Giám đốc), các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất, tuyến bảo vệ thứ hai và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ.
Cơ chế phối hợp kiểm toán nội bộ giữa Tổng giám đốc và các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 65 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về cơ chế phối hợp của Tổng giám đốc (Giám đốc), các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại như sau:
Cơ chế phối hợp
...
3. Cơ chế phối hợp của Tổng giám đốc (Giám đốc), các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai và Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại phải đảm bảo:
a) Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện:
(i) Phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ khi kiểm toán nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao đối với Tổng giám đốc (Giám đốc);
(ii) Chỉ đạo bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro để bộ phận kiểm toán nội bộ lập kế hoạch kiểm toán nội bộ;
(iii) Tổng giám đốc (Giám đốc) tiếp nhận báo cáo nội bộ về kiểm toán nội bộ, tổ chức thực hiện các kiến nghị của Ban kiểm soát đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) tại báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ (nếu có) và báo cáo Ban kiểm soát kết quả thực hiện các kiến nghị;
b) Các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai thực hiện:
(i) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ đầy đủ, trung thực, chính xác theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ khi kiểm toán nội bộ;
(ii) Thông báo kịp thời cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện các tồn tại, vi phạm, tổn thất hoặc nguy cơ tổn thất;
(iii) Tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ.
...
Như vậy, Cơ chế phối hợp kiểm toán nội bộ của Tổng giám đốc, các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai được phải đảm bảo các yếu câu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?