Cơ chế một cửa ASEAN là gì? Cơ chế một cửa ASEAN được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Cơ chế một cửa ASEAN là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Người khai là tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
8. Người sử dụng hệ thống là các đối tượng được phép truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia.
9. Cơ chế một cửa ASEAN là môi trường cho các cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên ASEAN kết nối với nhau.
10. Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc kiểm tra chuyên ngành về văn hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa.
...
Theo đó Cơ chế một cửa ASEAN là môi trường cho các cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên ASEAN kết nối với nhau.
Cơ chế một cửa ASEAN là gì? Cơ chế một cửa ASEAN được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ chế một cửa ASEAN được thực hiện như thế nào?
Hiện nay theo Điều 39 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có quy định về việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN như sau:
- Việc trao đổi, sử dụng và chia sẻ các thông tin và chứng từ điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN phải phù hợp với thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
- Thông tin và dữ liệu được trao đổi và chia sẻ bởi Cổng thông tin một cửa quốc gia của một nước thành viên đến Cổng thông tin một cửa quốc gia của một quốc gia thành viên khác thông qua môi trường Cơ chế một cửa ASEAN sẽ được sử dụng và lưu trữ theo các quy định của thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
- Thông tin và chứng từ điện tử được truyền và trao đổi thông qua Cơ chế một cửa ASEAN được cơ quan hải quan sử dụng để thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và trao đổi, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành đối với lĩnh vực liên quan.
Việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN tại Việt Nam là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc trao đổi thông tin để thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng và triển khai Cổng thông tin một cửa quốc gia để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin với với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Đề xuất việc công nhận lẫn nhau đối với thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi với các quốc gia và vùng lãnh thổ để đơn giản hóa hồ sơ chứng từ, thủ tục nhằm giảm thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc trao đổi thông tin chứng từ xuất xứ hàng hóa điện tử, giấy kiểm dịch điện tử, chứng từ vận tải và các chứng từ thương mại liên quan khác với các nước thành viên ASEAN và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Theo đó thì Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thực hiện xây dựng và triển khai Cổng thông tin một cửa quốc gia để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin với với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?