Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội quy định thế nào? Đơn vị nào có con dấu riêng?
- Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội quy định thế nào? Đơn vị nào có con dấu riêng?
- Phòng Kế toán Thanh toán tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội những việc gì?
- Đơn vị nào thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước?
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội quy định thế nào? Đơn vị nào có con dấu riêng?
Theo Điều 3 Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 về quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Hành chính - Nhân sự.
2. Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ.
3. Phòng Quản lý ngoại hối - Vàng.
4. Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.
5. Phòng Kế toán - Thanh toán.
6. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.
7. Phòng Tin học.
Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở nội dung của Phụ lục đính kèm.
Căn cứ trên quy định cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội bao gồm:
- Phòng Hành chính - Nhân sự.
- Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ.
- Phòng Quản lý ngoại hối - Vàng.
- Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.
- Phòng Kế toán - Thanh toán.
- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.
- Phòng Tin học.
Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở nội dung của Phụ lục đính kèm Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Phòng Kế toán Thanh toán tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội những việc gì?
Theo Mục 5 Phụ lục nhiệm vụ của các phòng thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 quy định như sau:
5. Phòng Kế toán - Thanh toán: Tham mưu, giúp Giám đốc:
- Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Theo đó, Phòng Kế toán Thanh toán tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội:
- Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Đơn vị nào thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước?
Theo Mục 6 Phụ lục nhiệm vụ của các phòng thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 quy định như sau:
6. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ: Tham mưu, giúp Giám đốc:
- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Đầu mối phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả.
- Quản lý, bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành; thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh và giao nhận tiền mặt với các tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Theo đó, Phòng Tiền tệ - Kho quỹ thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?