Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai? Ủy ban nhân dân phường có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 131/2020/QH14 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân phường và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
1. Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của Ủy ban nhân dân phường. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân phường thuộc biên chế công chức của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố, được tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo quy định đối với công chức.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm:
a) Chủ tịch phường;
b) Phó Chủ tịch phường;
c) Trưởng Công an phường;
d) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường;
đ) Các công chức khác: Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.
2. Công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân phường là người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ chức danh thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường (trừ điểm c khoản 1 Điều này).
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm:
- Chủ tịch phường;
- Phó Chủ tịch phường;
- Trưởng Công an phường;
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường;
- Các công chức khác: Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.
Trong đó, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân phường thuộc biên chế công chức của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố, được tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo quy định đối với công chức.
Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh có làm việc theo chế độ thủ trưởng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 131/2020/QH14 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân phường và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
...
2. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
...
Tại các khoản 1, 6 và khoản 7 Điều 18 Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động và làm việc của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch phường
1. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành Ủy ban nhân dân phường làm việc theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
...
6. Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường nhằm bảo đảm đáp ứng sự hài lòng của người dân, tuân thủ trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền được giao, theo đúng quy định của pháp luật và quy chế làm việc của phường.
...
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại phường theo quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường phải dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt.
Theo đó, Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Chủ tịch phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành Ủy ban nhân dân phường làm việc theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường nhằm bảo đảm đáp ứng sự hài lòng của người dân, tuân thủ trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền được giao, theo đúng quy định của pháp luật và quy chế làm việc của phường.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại phường theo quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường phải dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt.
Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 9 Nghị quyết 131/2020/QH14 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc Ủy ban nhân dân quận hoặc Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước với Ủy ban nhân dân quận hoặc Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà Luật Đầu tư công quy định phải có sự tham gia ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý.
3. Đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
4. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
6. Thực hiện nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa bàn phường.
7. Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật mà không trái với quy định của Nghị quyết này.
Tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường thì Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nên Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?