Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam gồm những cơ quan nào? Tài sản của Liên đoàn được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 về cơ cấu tổ chức của Liên đoàn như sau:
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành,
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng.
6. Các Ban chức năng và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn được thành lập theo quy định của Điều lệ Liên đoàn và quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam là gì?
Theo Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền đường lối, quan điểm công tác thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước, lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện Bóng chày và Bóng mềm nói riêng với sức khoẻ và giáo dục phẩm chất đạo đức, tinh thần thể thao cao thượng cho người tập.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Liên đoàn; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên đoàn nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Liên đoàn, góp phần xây dựng và phát triển đất nước; phổ biến kiến thức, giáo dục hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Liên đoàn.
3. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Nhà nước tổ chức phổ biến kiến thức, phương pháp tập luyện, tổ chức thi đấu, hoàn thiện hệ thống thi đấu môn Bóng chày và Bóng mềm từ cơ sở đến toàn quốc; tổ chức quản lý tập luyện và điều hành các giải thi đấu quốc gia theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4. Phối hợp xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng các huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài là hội viên của Liên đoàn; tổ chức cấp giấy chứng nhận cho hội viên tham gia vào các lớp chuyên môn, nghiệp vụ; cấp thẻ thi đấu, thẻ trọng tài, giấy chứng nhận kết quả thi đấu theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan quản lý thể dục thể thao tuyển chọn vận động viên đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, hiện đại hóa theo hướng phát triển của Bóng chày và Bóng mềm thế giới.
7. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, cùng với các địa phương, đơn vị, tổ chức khảo sát, tư vấn, thiết kế xây dựng các cơ sở phục vụ cho tập luyện, phát triển phong trào, nâng cao thành tích thi đấu, đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, quy định quốc tế và đảm bảo về vệ sinh, môi trường.
...
12. Xây dựng và ban hành Quy tắc đạo đức trong hoạt động của Liên đoàn.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Theo đó, Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Tài sản của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 quy định về tài sản của Liên đoàn như sau:
Tài chính, tài sản của Liên đoàn
1. Tài chính của Liên đoàn:
a) Nguồn thu của Liên đoàn:
- Lệ phí gia nhập Liên đoàn, hội phí hàng năm của hội viên;
- Thu từ các hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của Liên đoàn:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn;
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Liên đoàn theo quy định của Ban Chấp hành Liên đoàn phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành Liên đoàn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tài sản của Liên đoàn:
Tài sản của Liên đoàn bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Liên đoàn. Tài sản của Liên đoàn được hình thành từ nguồn kinh phí của Liên đoàn; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài sản của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Liên đoàn.
Và tài sản của Liên đoàn được hình thành từ nguồn kinh phí của Liên đoàn; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?