Cơ cấu tổ chức của Hội Kiến trúc sư Việt Nam gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ của Hội được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Cho tôi hỏi cơ cấu tổ chức của Hội Kiến trúc sư Việt Nam gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ của Hội được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng Đức ở Đồng Nai.

Cơ cấu tổ chức của Hội Kiến trúc sư Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Theo Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:

Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các tổ chức thuộc và trực thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội Kiến trúc sư Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 14 nêu trên.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội Kiến trúc sư Việt Nam có những quyền hạn nào?

Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 về quyền hạn như sau:

Quyền hạn
1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, xây dựng các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của Hội. Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội và quy định của pháp luật.
4. Tư vấn phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án và hoạt động quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị - nông thôn, dự án đầu tư phát triển, bảo tồn di sản kiến trúc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, phù hợp với chức năng chuyên môn của Hội theo quy định của Luật Kiến trúc và pháp luật có liên quan.
...
10. Quyết định nhũng vấn đề về tài chính, tài sản của Hội theo quy định của pháp luật.
11. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao và được nhận tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
12. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Theo đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 8 nêu trên.

Nhiệm vụ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 về nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2. Tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội được phê duyệt. Hoạt động của Hội được thực hiện trên nguyên tắc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội, không được làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
3. Chăm lo công tác nghiên cứu, lý luận phê bình và sáng tác kiến trúc cho hội viên, làm cơ sở phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang tính hiện đại, tính dân tộc.
4. Xây dựng đội ngũ hội viên là kiến trúc sư, phát hiện, phát triển bồi dưỡng nhân tài. Nâng cao năng lực sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp của kiến trúc sư trẻ.
....
10. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội.
11. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
12. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
13. Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
14. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
15. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Kiến trúc sư Tải trọn bộ các quy định về Kiến trúc sư hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân có được không? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Pháp luật
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc trên cở sở nào theo quy định?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành? Tần suất rà soát Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là bao lâu?
Pháp luật
Kiến trúc sư có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Pháp luật
Kiến trúc sư không phát triển nghề nghiệp liên tục có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề? Các hoạt động phát triển nghề liên tục gồm những gì?
Pháp luật
Tải trọn bộ 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm Quy tắc ứng xử có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Trong trường hợp nào thì kiến trúc sư được phép từ chối nghiệm thu công trình theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Lấy ngày 27/4 hàng năm là Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Ngày kiến trúc Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị và trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cá nhân muốn gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải đáp ứng các điều kiện thế nào và hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc? Để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Kiến trúc sư Việt Nam
1,064 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Kiến trúc sư Việt Nam Kiến trúc sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Kiến trúc sư Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Kiến trúc sư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào