Cơ cấu tổ chức của Hải quan được quy định như thế nào? Tổng cục Hải quan có những nhiệm vụ và hoạt động gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Theo đó, Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Cơ cấu tổ chức của Hải quan được quy định như thế nào? Tổng cục Hải quan có những nhiệm vụ và hoạt động gì? (Hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Hải quan được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Hải quan như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hải quan
1. Tổng cục Hải quan:
a) Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Các Cục Hải quan.
Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
2. Cục Hải quan:
a) Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.
b) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
3. Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hải quan được quy định như sau:
- Tổng cục Hải quan:
+ Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Các Cục Hải quan.
Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
- Cục Hải quan:
+ Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.
+ Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
- Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan có những nhiệm vụ và hoạt động gì?
Theo Điều 8 Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và hoạt động của Tổng cục Hải quan như sau:
Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:
- Các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.
- Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan.
- Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan.
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
- Thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?