Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế được quy định như thế nào? Được hoạt động theo cơ chế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế được quy định như thế nào?
- Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế hoạt động theo cơ chế nào?
- Cục An toàn thực phẩm có quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: Gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Cơ cấu tổ chức của Cục
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
d) Phòng Quản lý Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm;
đ) Phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông;
e) Phòng Quản lý Sản phẩm thực phẩm;
Đơn vị sự nghiệp
- Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam;
- Trung tâm ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm;
- Tạp chí Sức khỏe và an toàn thực phẩm.
...
Như vậy, theo quy định trên, Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế bao gồm:
(1) Văn phòng Cục;
(2) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
(3) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
(4) Phòng Quản lý Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm;
(5) Phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông;
(6) Phòng Quản lý Sản phẩm thực phẩm;
Các đơn vị sự nghiệp bao gồm:
- Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam;
- Trung tâm ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm;
- Tạp chí Sức khỏe và an toàn thực phẩm.
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế được quy định như thế nào? Được hoạt động theo cơ chế nào? (Hình từ Internet)
Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế hoạt động theo cơ chế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 quy định về cơ chế hoạt động như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
...
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục An toàn thực phẩm hoạt động theo chế độ Thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục An toàn thực phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng.
5. Kinh phí
Kinh phí hoạt động của Cục An toàn thực phẩm do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định trên, Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế hoạt động theo cơ chế sau:
- Cục An toàn thực phẩm hoạt động theo chế độ Thủ trưởng;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao.
Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn thực phẩm có quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
7. Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, cấp đổi, đình chỉ, thu hồi: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe; giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, cấp đổi, đình chỉ, thu hồi:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế có quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?