Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do cơ quan nào quyết định? Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan này?
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do cơ quan nào quyết định?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được quy định tại Điều 33 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phù hợp với quy định của CITES và pháp luật Việt Nam để tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do cơ quan nào quyết định? Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan này? (hình từ internet)
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Văn phòng của cơ quan này đặt ở đâu?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được quy định tại Điều 33 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phù hợp với quy định của CITES và pháp luật Việt Nam để tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; văn phòng chính đặt tại Hà Nội, có đại diện tại miền Trung và miền Nam.
...
Theo quy định trên thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; văn phòng chính đặt tại Hà Nội, có đại diện tại miền Trung và miền Nam.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được quy định ra sao?
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
...
3. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam:
a) Đại diện Việt Nam tham gia, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi CITES tại Việt Nam;
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế; truyền thông về thực thi CITES và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
d) Dịch và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên thông qua việc bổ sung, sửa đổi; dịch và công bố hướng dẫn của CITES về việc lấy mẫu giám định động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES;
e) Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ quy định tại Nghị định này và xác nhận theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu;
g) In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES;
h) Hướng dẫn, cấp, hủy mã số cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; đăng ký tới Ban Thư ký CITES các cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I CITES vì mục đích thương mại đủ điều kiện xuất khẩu;
i) Tổ chức kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES tại khu vực cửa khẩu;
k) Xử lý và hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES;
l) Chủ trì phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan về việc thực thi CITES;
m) Đại diện Việt Nam trong các hiệp định song phương, đa phương về kiểm soát buôn bán mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Như vậy, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ như quy định kể trên.
Cũng theo quy định này thì kinh phí hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ do nhà nước đảm bảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?