Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định ra sao?
- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định ra sao?
- Việc sử dụng con dấu và tài khoản của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định thế nào?
- Sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi Ban quản lý có trách nhiệm gì?
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Ban quản lý dự án”) là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện một hoặc một số chương trình, dự án.
...
Đồng thời tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi có cơ cấu tổ chức như sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án
...
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án:
a) Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán. Giám đốc Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ dự án, cơ quan chủ quản về việc tổ chức, điều hành Ban quản lý dự án, tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký;
b) Trường hợp Ban quản lý dự án thành lập mới: Căn cứ nội dung, quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động, phương thức tổ chức quản lý thực hiện, cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án phải có đủ nhân sự với năng lực, kinh nghiệm phù hợp đảm bảo việc quản lý thực hiện dự án hiệu quả và bền vững. Giám đốc Ban quản lý dự án đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án, có thể bao gồm các đơn vị chức năng về hành chính, nhân sự và đào tạo, kế hoạch, đấu thầu, tài chính, theo dõi và giám sát trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án;
c) Trường hợp Ban quản lý dự án đang hoạt động được giao quản lý chương trình, dự án mới: Giám đốc Ban quản lý dự án bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án, đáp ứng nhiệm vụ được giao, trình cơ quan chủ quản, chủ dự án quyết định;
d) Trường hợp Chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án: Chủ dự án có văn bản giao nhiệm vụ cho cán bộ trực thuộc tham gia quản lý và thực hiện chương trình, dự án.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Việc sử dụng con dấu và tài khoản của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định thế nào?
Tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về việc sử dụng con dấu và tài khoản của Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án
...
5. Con dấu và tài khoản của Ban quản lý dự án:
a) Ban quản lý dự án được phép sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hoặc con dấu của cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của cơ quan chủ quản, chủ dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
b) Ban quản lý dự án được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của chương trình, dự án tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đối với từng nguồn vốn của chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài.
6. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án: Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án được bố trí từ nguồn vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định này hoặc sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài
7. Quản lý và sử dụng tài sản do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao cho Ban quản lý dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án:
a) Tài sản trong khuôn khổ chương trình, dự án do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao cho Ban quản lý dự án quản lý để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và văn kiện dự án, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài;
b) Trường hợp tư vấn hoặc tổ chức tư vấn, nhà thầu bàn giao, tặng, chuyển quyền sở hữu tài sản cho Ban quản lý dự án, Ban quản lý dự án có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản, chủ dự án cho phép quản lý, sử dụng trong thời gian thực hiện chương trình, dự án và bàn giao lại cho cơ quan chủ quản, chủ dự án sau khi chương trình, dự án kết thúc.
Theo đó, Ban quản lý dự án được phép sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hoặc con dấu của cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của cơ quan chủ quản, chủ dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án.
Cũng theo quy định này, Ban quản lý dự án được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của chương trình, dự án tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đối với từng nguồn vốn của chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài.
Sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi Ban quản lý có trách nhiệm gì?
Tại khoản 8 Điều 39 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi Ban quản lý có trách nhiệm sau:
- Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc chương trình, dự án, Ban quản lý dự án phải lập và gửi cơ quan chủ quản, chủ dự án Báo cáo kết thúc chương trình, dự án để chủ dự án trình cơ quan chủ quản. Báo cáo kết thúc chương trình, dự án được xây dựng trên cơ sở Báo cáo đánh giá kết thúc chương trình, dự án theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
- Ban quản lý dự án bàn giao các tài sản của chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng cho cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của pháp luật;
Cũng theo quy định này, sau khi Báo cáo kết thúc và Báo cáo quyết toán chương trình, dự án được cơ quan chủ quản, chủ dự án phê duyệt và việc bàn giao các tài sản cho cơ quan chủ quản, chủ dự án đã hoàn thành, cơ quan chủ quản ban hành quyết định kết thúc chương trình, dự án và quyết định giải thể Ban quản lý dự án;
Lưu ý:
- Trường hợp cần thời gian để quyết toán và hoàn thành các thủ tục kết thúc dự án, Ban quản lý dự án trình cơ quan chủ quản, chủ dự án ban hành quyết định cho phép gia hạn hoạt động của Ban quản lý dự án và đảm bảo kinh phí cho các hoạt động này;
- Đối với trường hợp Ban quản lý dự án quản lý nhiều chương trình, dự án, cơ quan chủ quản, chủ dự án ban hành Quyết định kết thúc từng chương trình, dự án cụ thể đồng thời điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ tương ứng của Ban quản lý dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?