Có cần Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?
- Có cần Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?
- Vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là bao lâu?
Có cần Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?
Theo Điều 38 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:
Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này.
Theo quy định trên, khi vận chuyển động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì bắt bược phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 38 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu là phải có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (Hình từ Internet)
Vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, khoản 7 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:
Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi mua bán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này (trừ giống động vật thủy sản);
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp là giống động vật thủy sản; trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Theo đó, người vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm, trừ giống động vật thủy sản.
Và buộc tiêu hủy động vật trong trường hợp là giống động vật thủy sản. Trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?