Có cấm đầu tư kinh doanh đối với hoạt động mua bán động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử không?
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
"Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ."
Có cấm đầu tư kinh doanh đối với hoạt động mua bán động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử không?
Như trên đề cập tại điểm c khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III ban hành đính kèm Luật Đầu tư 2020 là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Do đó, hoạt động mua bán động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử cũng là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Có cấm đầu tư kinh doanh đối với hoạt động mua bán động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử không?
Có xử phạt đầu tư kinh doanh đối với hoạt động mua bán động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử không?
Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã trên trang mạng thương mại điện tử thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể sẽ có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, những hành vi cụ thể sẽ bị xử phạt khác nhau, cụ thể như sau:
Tại điểm đ khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.
Tại Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính; Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Tại Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật vi phạm, đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến lâm sản và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều này.
Trên đây là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.
Theo đó, trong trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” được quy định tại Điều 244 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với mức hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.
Không những vậy, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 600 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, bạn muốn mua bán các động vật như chồn, tắc kè, rắn hổ,...thì đây đều là những động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Do đó, bạn muốn nuôi những động vật này thì cần phải tuân thủ theo các quy định về mặt hàng này nhưng đầu tư kinh doanh thì không được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?