Có các dạng kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển nào? Kiểm tra bất thường phải được thực hiện khi nào?

Việc chuẩn bị cho việc kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển được thực hiện thế nào? Có các dạng kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển nào? Kiểm tra bất thường phải được thực hiện khi nào? Câu hỏi của anh Thiên (Bình Thuận).

Việc chuẩn bị cho việc kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển được thực hiện thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT về Thiết bị nâng trên tàu biển, có nêu về việc chuẩn bị cho việc kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển như sau:

(1) Tất cả các công việc chuẩn bị cho việc kiểm tra nêu trong Quy chuẩn này cũng như các yêu cầu của Đăng kiểm đưa ra phù hợp với các quy định của Chương này đều phải do người đề nghị kiểm tra thực hiện.

Việc chuẩn bị bao gồm cả lối đi thuận tiện và an toàn, phương tiện và hồ sơ cần thiết cho việc kiểm tra. Các thiết bị để tiến hành kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm mà Đăng kiểm cần để tiến hành công việc phải được nhận dạng riêng biệt và kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của Đăng kiểm.

Tuy nhiên Đăng kiểm có thể chấp nhận những dụng cụ đo đạc đơn giản như thước lá, thước dây, dưỡng đo kích thước mối hàn, vi kế mà không cần nhận dạng riêng lẻ hay xác nhận về kiểm chuẩn với điều kiện chúng là với hàng thương mại tiêu chuẩn, được bảo dưỡng tốt và định kỳ được so sánh với các mẫu thử hoặc dụng cụ tương tự.

Đăng kiểm cũng có thể chấp nhận những dụng cụ trên tàu để kiểm tra các thiết bị của tàu (ví dụ như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, vòng quay máy) dựa trên hồ sơ kiểm chuẩn hay những biên bản so sánh với những thiết bị khác.

(2) Người đề nghị kiểm tra phải bố trí người giám sát có chuyên môn về các hạng mục dự định kiểm tra để chuẩn bị cho việc kiểm tra, giúp đỡ khi cần thiết cho Đăng kiểm thực hiện nhiệm vụ.

(3) Đăng kiểm có thể hoãn việc kiểm tra nếu như các công việc chuẩn bị cần thiết chưa được thực hiện, khi những người có trách nhiệm nêu tại -2 không có mặt lúc kiểm tra hoặc khi Đăng kiểm thấy rằng không đảm bảo an toàn cho việc kiểm tra.

(4) Qua kết quả kiểm tra, nếu Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì người đề nghị kiểm tra phải tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm.

(5) Trong trường hợp cần thiết phải thay thế bất kỳ phụ kiện, thiết bị hoặc một cụm thiết bị, vv… dùng trên tàu, việc thay thế phải thỏa mãn các quy định áp dụng tại thời điểm đóng tàu. Tuy nhiên, trong trường hợp trong quy định mới có yêu cầu phải áp dụng hoặc khi Đăng kiểm thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu việc thay thế phải thỏa mãn các yêu cầu mới, có hiệu lực tại thời điểm công việc thay thế đó được tiến hành. Ngoài ra, việc thay thế không được sử dụng vật liệu có chứa amian.

Có các dạng kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển nào? Kiểm tra bất thường phải được thực hiện khi nào?

Có các dạng kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển nào? Kiểm tra bất thường phải được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)

Có các dạng kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT về Thiết bị nâng trên tàu biển quy định có các dạng kiểm tra sau đây:

(1) Kiểm tra để đăng ký (sau đây gọi là kiểm tra lần đầu)

- Kiểm tra lần đầu trong chế tạo;

- Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng không có sự giám sát của Đăng kiểm trong chế tạo.

(2) Kiểm tra chu kì để duy trì việc đăng ký

- Tổng kiểm tra hàng năm;

- Thử tải.

(3) Kiểm tra bất thường.

Kiểm tra bất thường thiết bị nâng trên tàu biển phải được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT về Thiết bị nâng trên tàu biển có nêu như sua:

Thời hạn kiểm tra các thiết bị nâng phải phù hợp với các quy định dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành khi ấn định tải trọng làm việc an toàn v.v… lần đầu.
(2) Tổng kiểm tra hàng năm phải được thực hiện vào thời điểm không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc tổng kiểm tra hàng năm lần trước.
(3) Thử tải phải được thực hiện vào đợt kiểm tra lần đầu và vào thời điểm không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc lần thử tải trước.
(4) Kiểm tra bất thường phải được thực hiện khi thiết bị nâng bị vào bất kì trường hợp nào sau đây tại các ngày không trùng với thời điểm kiểm tra chu kì.
(a) Khi bị hư hỏng nghiêm trọng các thành phần kết cấu và khi được sửa chữa hoặc hoán cải.
(b) Khi quy trình nâng, hệ cáp giằng, phương pháp vận hành và điều khiển có thay đổi lớn.
(c) Khi ấn định và đánh dấu lại tải trọng làm việc an toàn v.v...
(d) Các trường hợp khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

Theo đó việc kiểm tra bất thường thiết bị nâng trên tàu biển phải được thực hiện khi thiết bị nâng bị vào bất kì trường hợp nào sau đây tại các ngày không trùng với thời điểm kiểm tra chu kì.

- Khi bị hư hỏng nghiêm trọng các thành phần kết cấu và khi được sửa chữa hoặc hoán cải.

- Khi quy trình nâng, hệ cáp giằng, phương pháp vận hành và điều khiển có thay đổi lớn.

- Khi ấn định và đánh dấu lại tải trọng làm việc an toàn v.v...

- Các trường hợp khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
1,270 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào