Có bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
- Có bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm là bao nhiêu năm?
Có bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Hình từ Internet)
Theo khoản 8 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
...
8. Các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh;
b) Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.
9. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do tổ chức, cá nhân đăng ký chi trả theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Căn cứ trên quy định các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh;
- Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.
Như vậy, không bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 7 và khoản 9 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Căn cứ trên quy định cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn bị buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm là bao nhiêu năm?
Theo Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 02 năm.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đâu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?