Có bắt buộc phải định giá tài sản góp vốn là bí quyết công nghệ khi thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp không?
Tài sản góp vốn có được là bí quyết kỹ thuật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tài sản góp vốn được phép là bí quyết công nghệ có thể được định giá bằng đồng Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài bí quyết công nghệ, tài sản góp vốn có thể bao gồm:
- Đồng Việt Nam: Loại tài sản góp vốn phổ biến nhất.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi: Bao gồm các đồng tiền như USD, EUR, JPY,...
- Vàng: Vàng miếng, vàng nhẫn, vàng trang sức,...
- Quyền sử dụng đất: Phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền,...
- Công nghệ có giá trị và khả năng áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
- Tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam: Bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...
Có bắt buộc phải định giá tài sản góp vốn là bí quyết công nghệ bằng đồng Việt Nam khi góp vốn vào doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải định giá tài sản góp vốn là bí quyết công nghệ khi thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
Định giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
...
Trường hợp tài sản góp vốn vào doanh nghiệp không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì trước hết những tài sản này phải được thẩm định giá bởi các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá và phải được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Trong trường hợp bí quyết kỹ thuật là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp thì cần phải được thẩm định giá để định giá thành Đồng Việt Nam.
Ai là người chịu trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định định giá tài sản góp vốn như sau:
Định giá tài sản góp vốn
...
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc định giá tài sản góp vốn cao hơn với giá trị thực của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Đồng thời, các chủ thể nêu trên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?