Có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán đối với kế toán làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không?
Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị như chứng chỉ kế toán viên không?
Chứng chỉ hành nghề kế toán là chứng chỉ được nhắc đến trong Điều 57 Luật Kế toán 2003 (đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017) như sau:
"Điều 57. Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Hiện tại chứng chỉ này đã không còn và được thay thế bằng chứng chỉ kế toán viên được quy định tại Điều 57 Luật Kế toán 2015.
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
"Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp
1. Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 của Luật này chậm nhất là 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Chứng chỉ hành nghề kế toán đã cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Luật này."
Như vậy chứng chỉ hành nghề kế toán đã cấp theo Luật cũ có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Luật Kế toán 2015.
Chứng chỉ hành nghề kế toán
Chứng chỉ kế toán viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
"Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên
1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên."
Có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán đối với kế toán làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không?
Chứng chỉ hành nghề kế toán không bắt buộc phải có đối với kế toán làm việc trong doanh nghiệp theo HĐLĐ.
Nếu như chị thực hiện hành nghề kế toán thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 thì không có quy định nào về việc kế toán viên phải có chứng chỉ hành nghề:
"Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán."
Như vây, chỉ khi hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán, làm kế toán trưởng thì mới bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, còn các trường hợp khác không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?