Có bắt buộc người nộp hồ sơ, nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính có yêu cầu là 'chính chủ' hay không?
Có bắt buộc người nộp hồ sơ, nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính có yêu cầu là "chính chủ" hay không?
Ví dụ: Đối với lĩnh vực đất đai, theo Điều 7 Luật Đất đai 2013 quy định người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:
- Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
- Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Theo đó, không thấy điều khoản nào quy định cụ thể nội dung người nhận nộp hồ sơ và nhận kết quả phải là "chính chủ". Vấn đề này thuộc về mặt nguyên tắc: người thực hiện thủ tục hành chính phải là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thủ tục đó.
Những người này sẽ thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến việc sử dụng đất của mình. Hoặc anh có thể xem trong quyết định ban hành một thủ tục hành chính cụ thể nào đó, sẽ có quy định trong phần Trình tự thực hiện: người thực hiện thủ tục hành chính sẽ là người trực tiếp liên quan đến thủ tục đó.
Có bắt buộc người nộp hồ sơ, nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính là 'chính chủ' hay không?
Trách nhiệm của cá nhân khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?
Tuy nhiên, việc thực hiện này còn có thể thông qua hoạt động "ủy quyền". Theo Điều 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
"Điều 6. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính
1. Quyền
a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;
c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
b) Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền của người đã ủy quyền đi nhận thay kết quả;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo những cách thức nào?
Theo Điều 16 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính như sau:
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Như vậy, có 03 cách thức để cá nhân nộp và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?