Có bắt buộc khi lập biên bản hoạt động sao chép dữ liệu điện tử là chứng cứ liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội phải có bên thứ ba chứng kiến không?
- Ai là người quyết định tiến hành biện pháp thu thập dữ liệu điện tử phục vụ điều tra hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng?
- Có bắt buộc khi lập biên bản hoạt động sao chép dữ liệu điện tử là chứng cứ liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội phải có bên thứ ba chứng kiến không?
- Biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng có thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng không?
Ai là người quyết định tiến hành biện pháp thu thập dữ liệu điện tử phục vụ điều tra hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an quyết định tiến hành biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Có bắt buộc khi lập biên bản hoạt động sao chép dữ liệu điện tử là chứng cứ liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội phải có bên thứ ba chứng kiến không?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng như sau:
Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
...
4. Nguyên tắc sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng:
a) Trường hợp dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm mà cần phải sao chép, phục hồi hoặc nếu muốn sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử, người thực hiện sao chép, phục hồi phải có thẩm quyền để sao chép, phục hồi và phải quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Lập biên bản cho các hoạt động sao chép, phục hồi chứng cứ điện tử, trường hợp cần thiết có thể mời một bên thứ ba độc lập tham gia, chứng kiến, xác nhận quy trình này.
5. Thu giữ phương tiện lưu trữ, truyền đưa, xử lý dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được thực hiện theo quy định pháp luật.
6. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng quyết định áp dụng biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra các vụ việc vi phạm, tội phạm gây mất an ninh, an toàn thông tin, xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội trên không gian mạng.
Như vậy, khi lập biên bản hoạt động sao chép, phục hồi chứng cứ điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trong trường hợp cần thiết có thể mời một bên thứ ba độc lập tham gia, chứng kiến, xác nhận quy trình này.
Có bắt buộc khi lập biên bản hoạt động sao chép, phục hồi chứng cứ điện tử liên quan đến trật tự, an toàn xã hội phải có bên thứ ba chứng kiến hay không? (Hình từ Internet)
Biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng có thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng không?
Căn cứ tại điểm k khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 về biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, việc thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?