Có bắt buộc doanh nghiệp mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước không? Có được phép ghi mệnh giá của đồng tiên quy ước bằng đồng Việt Nam không?
Có bắt buộc doanh nghiệp mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2022/TT-BTC về quản lý uản lý đồng tiền quy ước như sau:
Quản lý đồng tiền quy ước
1. Tối thiểu 05 ngày làm việc trước khi đưa đồng tiền quy ước vào kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về hình thức, mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý.
2. Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước theo nhu cầu quản lý. Tối thiểu 05 ngày làm việc trước thời điểm tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với Sở Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời điểm tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước, lý do tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước, thời gian dự kiến tiếp tục sử dụng trở lại. Trường hợp có thay đổi về thời điểm tiếp tục sử dụng đồng tiền quy ước trở lại, doanh nghiệp phải thông báo lại bằng văn bản cho các cơ quan này.
3. Doanh nghiệp phải mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Hình thức đồng tiền quy ước;
b) Số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước doanh nghiệp mua, tái xuất hoặc tiêu hủy, trong đó cụ thể theo từng mệnh giá và loại ngoại tệ, ngày mua, tái xuất hoặc tiêu hủy, tên nhà sản xuất, cung cấp (nếu có);
c) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp phải mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước.
Theo đó, Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Hình thức đồng tiền quy ước;
- Số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước doanh nghiệp mua, tái xuất hoặc tiêu hủy.
Trong đó cụ thể theo từng mệnh giá và loại ngoại tệ, ngày mua, tái xuất hoặc tiêu hủy, tên nhà sản xuất, cung cấp (nếu có);
- Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Có bắt buộc doanh nghiệp mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước không? Có được phép ghi mệnh giá của đồng tiên quy ước bằng đồng Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được phép ghi mệnh giá của đồng tiên quy ước bằng đồng Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 121/2021/NĐ-CP về quản lý đồng tiền quy ước như sau:
Quản lý đồng tiền quy ước
1. Các đồng tiền quy ước của từng doanh nghiệp phải có dấu, ký hiệu riêng để nhận dạng. Mệnh giá của đồng tiền quy ước được phép ghi bằng đồng Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi. Việc quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước bằng ngoại tệ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp không được phép sử dụng đồng tiền quy ước của các doanh nghiệp khác để kinh doanh.
...
Bên cạnh đó, quy định trên được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền quy ước
1. Mệnh giá của đồng tiền quy ước ghi bằng đồng Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi. Doanh nghiệp thực hiện quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước sang đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ. Tỷ giá chuyển đổi căn cứ theo tỷ giá niêm yết vào ngày giao dịch của ngân hàng được phép nơi doanh nghiệp mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ. Trường hợp ngày giao dịch là ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ giá quy đổi căn cứ theo tỷ giá vào ngày giao dịch liền kề trước đó.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp được phép ghi mệnh giá của đồng tiên quy ước bằng đồng Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi.
Lưu ý: Doanh nghiệp không được phép sử dụng đồng tiền quy ước của các doanh nghiệp khác để kinh doanh.
Doanh nghiệp được phép giảm giá tối đa bao nhiêu phần trăm khi người chơi mua đồng tiền quy ước?
Tại Điều 35 Nghị định 121/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Giảm giá, khuyến mại
1. Doanh nghiệp được quyền thực hiện chính sách giảm giá đối với người chơi, mức giảm giá tối đa 2% trên tổng giá trị đồng tiền quy ước đã mua. Khi xác định giá tính thuế được tính theo nguyên tắc thực thu, đã trừ khoản giảm giá.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối tượng được giảm giá, định mức giảm giá và phương thức xác định giá tính thuế được giảm trừ đối với từng sắc thuế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ngoài khoản giảm giá quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại để khuyến mại cho người chơi thì các khoản khuyến mại này chỉ được hạch toán vào chi phí theo tỷ lệ quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng chi phí để làm căn cứ xác định mức chi phí khuyến mại tối đa là tổng chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, không bao gồm chi phí khuyến mại và chi phí trả thưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp không được khuyến mại cho người chơi dưới mọi hình thức khác.
4. Doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động khuyến mại ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp được phép giảm giá tối đa 2% phần trăm trên tổng giá trị đồng tiền quy ước mà người chơi đã mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?