Có bao nhiêu vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo? Có những tiêu chí nào để phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo?
Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là gì?
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định giải thích thuật ngữ rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:
Giải thích từ ngữ
....
11. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.
Như vậy, rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.
Có bao nhiêu vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo? (hình từ internet)
Có bao nhiêu vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo?
Theo Điều 49 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về các cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:
Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
3. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:
a) Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
Như vậy, có 04 vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:
- Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
- Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
- Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
- Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
Có những tiêu chí nào để phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định về tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm như sau:
Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm
1. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, bao gồm:
a) Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;
b) Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;
c) Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.
2. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của ô bờ, ô ven bờ và ô biển được xác định trên cơ sở giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của mỗi ô đó, ký hiệu là Iô.
.....
Như vậy, có 3 tiêu chí để phân cấp vùng rủi ro như sau:
- Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;
- Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;
- Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.
Quy trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm những bước nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định về quy trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:
Quy trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gồm các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Iô).
2. Đánh giá, xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
3. Lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Như vậy, quy trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện theo 03 bước sau đây:
Bước 1: Tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Iô).
Bước 2: Đánh giá, xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Bước 3: Lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?