Có bao nhiêu Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam? Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024) về các chức vụ, chức danh của sĩ quan như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
đ) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
e) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
g) Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
h) Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
i) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
k) Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
l) Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn;
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
m) Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
n) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
o) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn;
p) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
q) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội;
r) Trung đội trưởng.
...
Như vậy, Phó tổng tham mưu trưởng là một chức vụ của sĩ quan trong hệ thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
>> Có bắt buộc phải tham gia BHXH đối với quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân Việt Nam không?
Có bao nhiêu Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam? Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024) như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
d) Các chức vụ, chức danh quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
...
Như vậy, theo quy định trên không quy định cụ thể số lượng Phó tổng tham mưu trưởng mà chỉ quy định số lượng Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tối đa là 03 người.
Tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024) như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: 50;
Thiếu tá: 52;
Trung tá: 54;
Thượng tá: 56;
Đại tá: 58;
Cấp Tướng: 60.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hạn tuổi cao nhất của Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ tại ngũ xác định theo cấp bậc quân hàm của Phó Tổng Tham mưu trưởng và cao nhất là 60 tuổi.
Lưu ý: Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận và quản lý chi phí của Quỹ?
- Căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175 gồm các quy hoạch nào?
- Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm 2025 ngắn hay, ý nghĩa? Lời dẫn tiệc tất niên công ty cuối năm 2025 thế nào?
- Mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động của Quỹ hỗ trợ nông dân là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 175, giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nằm ở giai đoạn nào theo quy định?