Có bao nhiêu nhóm bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành? Đối tượng nào cần được giám sát bệnh truyền nhiễm?
Có bao nhiêu nhóm bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 và Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016) quy định có 03 nhóm bệnh truyền nhiễm cần giám sát thực hiện sau đây:
(1) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm:
- Bệnh bại liệt;
- Bệnh cúm A-H5N1;
- Bệnh dịch hạch;
- Bệnh đậu mùa;
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
- Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
- Bệnh sốt vàng;
- Bệnh tả;
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
(2) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm:
- Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);
- Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Bệnh bạch hầu;
- Bệnh cúm;
- Bệnh dại;
- Bệnh ho gà;
- Bệnh lao phổi;
- Bệnh do liên cầu lợn ở người;
- Bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng;
- Bệnh quai bị;
- Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);
- Bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban;
- Bệnh sởi;
- Bệnh tay-chân-miệng;
- Bệnh than;
- Bệnh thủy đậu;
- Bệnh thương hàn;
- Bệnh uốn ván;
- Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);
- Bệnh viêm gan vi rút;
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
- Bệnh viêm não vi rút;
- Bệnh xoắn khuẩn vàng da;
- Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
- Bệnh do vi rút Zika;
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19)
(3) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm:
- Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);
- Bệnh giang mai;
- Các bệnh do giun;
- Bệnh lậu;
- Bệnh mắt hột;
- Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);
- Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);
- Bệnh phong;
- Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);
- Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);
- Bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột;
- Bệnh sốt mò;
- Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);
- Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);
- Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
- Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);
- Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);
- Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus);
- Các bệnh truyền nhiễm khác.
Đối tượng nào cần được giám sát bệnh truyền nhiễm? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần được giám sát bệnh truyền nhiễm?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Đối tượng giám sát
1. Đối tượng giám sát
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm và người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
c) Ổ chứa, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.
2. Bệnh truyền nhiễm cần giám sát thực hiện theo phân loại tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, những đối sau đây cần được giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, cụ thể:
- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm và người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Ổ chứa, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.
Bệnh truyền nhiễm được giám sát theo bao nhiêu loại hình?
Theo Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Loại hình giám sát
Giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm các loại hình sau:
1. Giám sát dựa vào chỉ số: là việc thu thập thông tin về các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm cụ thể theo các chỉ số và biểu mẫu quy định. Bao gồm các loại hình sau:
a) Giám sát thường xuyên: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông tin cơ bản về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm dựa vào cơ sở y tế được thực hiện trên phạm vi cả nước;
b) Giám sát trọng điểm: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông tin chuyên sâu về một số bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và một số vấn đề về y tế ưu tiên tại một số điểm giám sát được lựa chọn trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Giám sát dựa vào sự kiện: là việc thu thập thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo từ các nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội, mạng lưới thông tin truyền thông, cơ quan, tổ chức và mạng lưới y tế.
Theo đó, giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm 02 loại hình sau:
(1) Giám sát dựa vào chỉ số:
Là việc thu thập thông tin về các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm cụ thể theo các chỉ số và biểu mẫu quy định. Bao gồm các loại hình sau:
- Giám sát thường xuyên: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông tin cơ bản về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm dựa vào cơ sở y tế được thực hiện trên phạm vi cả nước;
- Giám sát trọng điểm: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông tin chuyên sâu về một số bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và một số vấn đề về y tế ưu tiên tại một số điểm giám sát được lựa chọn trong một khoảng thời gian nhất định.
(2) Giám sát dựa vào sự kiện:
Là việc thu thập thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo từ các nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội, mạng lưới thông tin truyền thông, cơ quan, tổ chức và mạng lưới y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?