Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra? Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu nào?
Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
1. Thiệt hại do thiên tai gây ra là những tác động của các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến con người, động vật nuôi ở các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xảy ra.
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.
2. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.
4. Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.
Theo đó, việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.
- Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.
- Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.
Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra?
Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
4. Thiệt hại về vật chất bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo thông tư này.
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
Mức thiệt hại
Mức thiệt hại về vật chất được quy định như sau:
1. Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.
2. Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.
3. Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.
4. Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.
Căn cứ quy định trên thì mức thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành 04 mức, bao gồm:
- Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.
- Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.
- Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.
- Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.
Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm:
a) Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp.
b) Về nhà ở: bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ
c) Về giáo dục: gồm những cơ sở vật chất của trường học, các thiết bị giáo dục.
d) Về y tế: gồm những số cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
đ) Về Văn hóa: gồm những công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
e) Về nông, lâm, diêm nghiệp: gồm những diện tích gieo trồng về nông nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trong lâm nghiệp, diện tích làm muối, số lượng muối, lương thực đã thu hoạch, cây trồng phân tán và cây xanh đô thị.
g) Về chăn nuôi: gồm những gia súc, gia cầm, vật nuôi khác; chuồng trại, trang thiết bị, vật tư chăn nuôi.
h) Về thủy lợi: gồm những công trình đê, kè, cống, đê bao, bờ bao, kênh mương, trạm bơm, hồ chứa, đập thủy lợi và các công trình thủy lợi khác.
i) Về giao thông: gồm những cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.
k) Về thủy sản: gồm những diện tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, ao, lồng, bè; các trang thiết bị khai thác, nuôi trồng thủy sản và tàu cá.
l) Về thông tin liên lạc: gồm các cột ăng ten, cột treo cáp và các trang thiết bị, vật tư phục vụ thông tin liên lạc.
m) Về công nghiệp: gồm những cơ sở vật chất về công nghiệp và công nghiệp dầu khí.
n) Về xây dựng: gồm những công trình xây dựng đang thi công; các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng.
o) Các công trình khác
2. Danh mục chi tiết của các nhóm chỉ tiêu được quy định tại các Biểu mẫu thống kê tổng hợp thiệt hại của các loại hình thiên tai trong phụ lục I; giải thích khái niệm, cách xác định các chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại được quy định cụ thể tại phụ lục II của Thông tư này.
Theo đó, việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu sau đây:
- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Về nhà ở: bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ
- Về giáo dục: gồm những cơ sở vật chất của trường học, các thiết bị giáo dục.
- Về y tế: gồm những số cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Về Văn hóa: gồm những công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
- Về nông, lâm, diêm nghiệp: gồm những diện tích gieo trồng về nông nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trong lâm nghiệp, diện tích làm muối, số lượng muối, lương thực đã thu hoạch, cây trồng phân tán và cây xanh đô thị.
- Về chăn nuôi: gồm những gia súc, gia cầm, vật nuôi khác; chuồng trại, trang thiết bị, vật tư chăn nuôi.
- Về thủy lợi: gồm những công trình đê, kè, cống, đê bao, bờ bao, kênh mương, trạm bơm, hồ chứa, đập thủy lợi và các công trình thủy lợi khác.
- Về giao thông: gồm những cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.
- Về thủy sản: gồm những diện tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, ao, lồng, bè; các trang thiết bị khai thác, nuôi trồng thủy sản và tàu cá.
- Về thông tin liên lạc: gồm các cột ăng ten, cột treo cáp và các trang thiết bị, vật tư phục vụ thông tin liên lạc.
- Về công nghiệp: gồm những cơ sở vật chất về công nghiệp và công nghiệp dầu khí.
- Về xây dựng: gồm những công trình xây dựng đang thi công; các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng.
- Các công trình khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?