Có bao nhiêu loại chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội? Chứng thư số bao gồm những nội dung nào?
Có bao nhiêu loại chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 6 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Phân loại chứng thư số và đối tượng sử dụng
1. Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
a) Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho: Cơ quan BHXH Việt Nam, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; BHXH các tỉnh, BHXH các huyện; các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong ngành BHXH được cài đặt trên các thiết bị USB Token.
b) Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành BHXH có yêu cầu sử dụng chứng thư số cho các hoạt động GDĐT được cài đặt trên các thiết bị HSM.
c) Chứng thư số công cộng cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành BHXH theo yêu cầu của tổ chức có hoạt động GDĐT với ngành BHXH thông qua điều lệ hoặc văn bản thỏa thuận, quy chế phối hợp được cài đặt trên các thiết bị HSM.
2. Chứng thư số cho cá nhân
a) Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương trở lên tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng BHXH huyện và các trường hợp phát sinh khác do yêu cầu của BHXH Việt Nam được cài đặt trên các thiết bị USB Token và SIM PKI.
b) Chứng thư số chuyên dùng ngành BHXH cấp cho các trường không thuộc điểm a khoản này.
Theo đó, có 02 loại chứng thư số ngành Bảo hiểm xã hội dựa theo đối tượng sử dụng như sau:
- Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
+ Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho: Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, Bảo hiểm xã hội các huyện; các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong ngành Bảo hiểm xã hội được cài đặt trên các thiết bị USB Token (thiết bị dùng để lưu trữ chứng thư số và khóa bí mật phục vụ ký số trên các thiết bị thông qua cổng USB).
+ Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội có yêu cầu sử dụng chứng thư số cho các hoạt động giao dịch điện tử được cài đặt trên các thiết bị HSM (thiết bị lưu khóa bí mật và ký số chuyên dùng cho cơ quan, tổ chức).
+ Chứng thư số công cộng cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của tổ chức có hoạt động giao dịch điện tử với ngành Bảo hiểm xã hội thông qua điều lệ hoặc văn bản thỏa thuận, quy chế phối hợp được cài đặt trên các thiết bị HSM (thiết bị lưu khóa bí mật và ký số chuyên dùng cho cơ quan, tổ chức).
- Chứng thư số cho cá nhân
+ Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương trở lên tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội huyện và các trường hợp phát sinh khác do yêu cầu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được cài đặt trên các thiết bị USB Token và SIM PKI (thẻ SIM điện thoại có chức năng lưu khóa bí mật phục vụ ký số trên thiết bị di động).
+ Chứng thư số chuyên dùng ngành Bảo hiểm xã hội cấp cho các trường không thuộc điểm a khoản này.
Chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Nội dung chứng thư số
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung sau đây:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao.
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội có hiệu lực trong bao lâu?
Theo Điều 5 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
1. Chứng thư số của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm.
2. Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.
Theo đó, chứng thư số trong ngành Bảo hiểm xã hội của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm.
Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?