Có bao nhiêu loại chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ?
- Cơ quan gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ phải thực hiện những yêu cầu gì?
- Cơ quan nhận báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ phải thực hiện những yêu cầu gì?
- Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ được gửi và nhận theo phương thức nào?
- Có bao nhiêu loại chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ?
Cơ quan gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ phải thực hiện những yêu cầu gì?
Báo cáo định kỳ (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về yêu cầu đối với cơ quan gửi báo cáo như sau:
Yêu cầu đối với cơ quan gửi báo cáo
1. Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu.
2. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu trong trường hợp cơ quan nhận báo cáo trả lại trên Hệ thống.
Như vậy, cơ quan gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ phải thực hiện các yêu cầu như sau:
- Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu trong trường hợp cơ quan nhận báo cáo trả lại trên Hệ thống.
Cơ quan nhận báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ phải thực hiện những yêu cầu gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về yêu cầu đối với cơ quan nhận báo cáo như sau:
Yêu cầu đối với cơ quan nhận báo cáo
1. Kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền.
2. Kịp thời trả lại và yêu cầu cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo không bảo đảm tính đầy đủ, chính xác.
Như vậy, cơ quan nhận báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Kịp thời trả lại và yêu cầu cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo không bảo đảm tính đầy đủ, chính xác.
Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ được gửi và nhận theo phương thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-VPCP, phương thức gửi, nhận báo cáo được quy định như sau:
Phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Việc cập nhập, tổng hợp thông tin, số liệu, duyệt và gửi, nhận báo cáo quy định tại Thông tư này thực hiện thông qua các chức năng của Hệ thống. Riêng đối với Biểu số I.4/VPCP/TH tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Trường hợp Hệ thống có sự cố kỹ thuật dẫn tới không thể triển khai gửi, nhận báo cáo trong thời hạn quy định, việc gửi, nhận báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật
Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Chính phủ được gửi và nhận theo phương thức sau
- Việc cập nhập, tổng hợp thông tin, số liệu, duyệt và gửi, nhận báo cáo được thực hiện thông qua các chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Vãn phòng Chính phủ.
- Riêng đối với Biểu số I.4/VPCP/TH tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 01/2020/TT-VPCP thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Trường hợp Hệ thống thông tin báo cáo của Vãn phòng Chính phủ có sự cố kỹ thuật dẫn tới không thể triển khai gửi, nhận báo cáo trong thời hạn quy định, việc gửi, nhận báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Có bao nhiêu loại chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ?
Theo Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-VPCP, các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ bao gồm:
- Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Khoản 3 Điều 42 Nghị định 39/2022/NĐ-CP.
- Báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Báo cáo về tổ chức các cuộc họp theo Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
- Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các quy định liên quan.
- Báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo, triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
- Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?