Có bao nhiêu kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định của pháp luật?
- Có bao nhiêu kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định của pháp luật?
- Dựa vào căn cứ nào để phân loại đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định?
- Có bao nhiêu nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định?
Có bao nhiêu kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Phụ lục I quy định về phân loại đất ngập nước được ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT:
Theo đó, có tổng cộng 09 kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo, cụ thể như sau:
- Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (Anm) là vùng trũng chứa nước mặn, lợ do con người tạo nên ở vùng triều ven bờ, cửa sông và trên bãi cát ven biển để nuôi trồng các loài thủy sản sống trong nước mặn, lợ;
- Đồng cói (Dc) là vùng đất ngập nước ven biển được sử dụng để trồng cói;
- Đồng muối (Dm) là vùng đất ven biển được con người cải tạo sử dụng để làm muối;
- Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Ann) là vùng trũng chứa nước ngọt được con người đào để nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt;
- Đất canh tác nông nghiệp (Dnn) là các vùng đất được sử dụng để trồng lúa nước và các loại cây trồng sống trong điều kiện ngập nước hoặc bán ngập nước;
- Hồ chứa nước nhân tạo (Hnt) do con người tạo ra từ xây đập ngăn dòng sông, suối để chứa nước, điều tiết dòng chảy phục vụ nhu cầu thủy điện, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cải thiện môi trường, du lịch;
- Moong khai thác khoáng sản (Mks) gồm các vùng trũng, hố đào và vũng nước rửa được hình thành do quá trình khai thác khoáng sản lộ thiên;
- Ao, hồ chứa và xử lý nước thải (Vxl) là các vùng trũng do con người tạo ra dùng để thu gom, chứa và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh;
- Sông đào, kênh, mương, rạch (Sd) là hệ thống dẫn nước do con người tạo ra nhằm phục vụ cho các hoạt động giao thông thủy, tưới, tiêu hoặc điều tiết nước phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và thoát nước thải sinh hoạt.
Có bao nhiêu kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Dựa vào căn cứ nào để phân loại đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo theo quy định?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT về phân loại đất ngập nước
Theo đó, căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:
- Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm 1);
- Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm 2);
- Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm 3).
Trong đó, phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Có bao nhiêu nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
- Thống kê, kiểm kê;
+ Điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước;
+ Quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng;
+ Lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.
- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Trong đó, vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?