Có bao nhiêu khoản thu từ hoạt động khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? Thủ tục khai thác được quy định ra sao?
Trường hợp nào cơ quan được giao quản lý trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Trường hợp nào cơ quan được giao quản lý trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
a) Tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
c) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với quy định tại các điểm a, b và c khoản này, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
…
Theo đó, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
(1) Tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
(2) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(3) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Có bao nhiêu khoản thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
a) Phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
d) Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, có 04 khoản thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Thủ tục khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định ra sao?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1: Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 33/2019/NĐ-CP gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến của cơ quan có liên quan theo quy định về Đề án khai thác tài sản đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về Đề án khai thác tài sản.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của cơ quan có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
Bước 4:
Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản theo Đề án được phê duyệt và quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến của cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?