Có bao nhiêu hình thức quản lý giá cước dịch vụ viễn thông? Giá cước dịch vụ viễn thông công ích có được miễn giảm không?
Có bao nhiêu hình thức quản lý giá cước dịch vụ viễn thông theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
1. Hình thức quản lý giá cước
a) Quyết định giá cước: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước kết nối;
b) Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường trước khi ban hành và áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường có trách nhiệm đăng ký giá cước với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Thông báo giá cước: Doanh nghiệp viễn thông tự quy định giá cước dịch vụ viễn thông ngoài giá cước nêu trên tại các điểm a, b Khoản này và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, có 03 hình thức quản lý giá cước dịch vụ viễn thông bao gồm:
(1) Quyết định giá cước: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước kết nối;
(2) Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường trước khi ban hành và áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường có trách nhiệm đăng ký giá cước với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
(3) Thông báo giá cước: Doanh nghiệp viễn thông tự quy định giá cước dịch vụ viễn thông ngoài giá cước nêu trên và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Có bao nhiêu hình thức quản lý giá cước dịch vụ viễn thông? Giá cước dịch vụ viễn thông công ích có được miễn giảm không? (Hình từ Internet)
Giá cước dịch vụ viễn thông công ích có được miễn giảm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
...
2. Việc miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định tại Điểm b Khoản này.
3. Doanh nghiệp viễn thông không được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Ngoài quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành.
...
Theo quy định, trong việc miễn giảm giá cước công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Điều nãy cũng có nghĩa là giá cước dịch vụ viễn thông công ích vẫn có thể được miễn giảm.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm gì trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng không hợp lý so với giá thành?
Căn cứ khoản 5 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
...
5. Trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng hoặc giảm không hợp lý so với giá thành, tăng hoặc giảm bất bình thường so với giá cước trung bình gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông sau đây:
a) Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;
b) Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;
c) Công khai thông tin về giá cước;
d) Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;
đ) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;
e) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng không hợp lý so với giá thành, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước thì Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông.
Cụ thể như sau:
- Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;
- Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;
- Công khai thông tin về giá cước;
- Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;
- Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;
- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?