Có bao nhiêu hình thức bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho những ai?
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
Như vậy, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
Có bao nhiêu hình thức bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu? (hình từ internet)
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu có hình thức từ xa không?
Theo Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
Nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
a) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo quy định trên cơ sở tham khảo các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng học viên;
b) Thời lượng của mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đấu thầu xác định bảo đảm đáp ứng mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo hình thức tập trung, bán tập trung, từ xa.
Như vậy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện qua 3 hình thức là tập trung, bán tập trung, từ xa.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho những ai?
Theo Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm:
a) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trong một hoặc các trường hợp sau đây:
a) Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định của Thông tư này;
b) Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
c) Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này. Cá nhân thực hiện đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 15 ngày trước ngày hết hiệu lực của chứng chỉ. Sau thời hạn này, cá nhân không được đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ và phải dự thi, cấp chứng chỉ lần đầu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có nhu cầu.
Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm:
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?