Có bao nhiêu đơn vị trực thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư? Trưởng phòng của các đơn vị chịu trách nhiệm trước ai?
Có bao nhiêu đơn vị trực thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư gồm có:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng;
b) Các đơn vị trực thuộc Vụ gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Tiếp công dân tại Hà Nội (gọi tắt là Phòng Tiếp công dân I);
- Phòng Tiếp công dân tại thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phòng Tiếp công dân II);
- Phòng Xử lý đơn thư.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư quy định.
3. Biên chế của Vụ do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư.
Theo quy định trên thì có 04 đơn vị trực thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Tiếp công dân tại Hà Nội (gọi tắt là Phòng Tiếp công dân I);
- Phòng Tiếp công dân tại thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phòng Tiếp công dân II);
- Phòng Xử lý đơn thư.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư (Hình từ Internet)
Trưởng phòng của các đơn vị trực thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư chịu trách nhiệm trước ai?
Theo Điều 7 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
1. Trưởng phòng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ trực tiếp giao. Khi cần thiết được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
3. Những nhiệm vụ cụ thể khác của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư do Vụ trưởng phân công.
Căn cứ quy định trên, Trưởng phòng của các đơn vị trực thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ trực tiếp giao. Khi cần thiết được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Những nhiệm vụ cụ thể khác của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư do Vụ trưởng phân công.
Cán bộ, công chức thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có trách nhiệm giải quyết những công việc gì?
Theo Điều 8 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư
1. Chấp hành kỷ luật lao động, các quy định của Thanh tra Chính phủ và của Vụ.
2. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công đảm nhiệm; giải quyết công việc được giao theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Kịp thời báo cáo với người phụ trách trực tiếp khi có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Chấp hành kỷ luật phát ngôn, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Thanh tra, Nội quy làm việc, Quy chế văn hóa công sở của cơ quan Thanh tra Chính phủ và các quy định khác về cán bộ, công chức; thực hiện chế độ báo cáo, chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định chung của Thanh tra Chính phủ. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng, trước Vụ trưởng và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.
Theo quy định trên thì cán bộ, công chức thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có trách nhiệm giải quyết những công việc được giao theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Kịp thời báo cáo với người phụ trách trực tiếp khi có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Lưu ý: Cán bộ, công chức thuộc Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có trách nhiệm:
- Chấp hành kỷ luật lao động, các quy định của Thanh tra Chính phủ và của Vụ.
- Chấp hành kỷ luật phát ngôn, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Thanh tra, Nội quy làm việc, Quy chế văn hóa công sở của cơ quan Thanh tra Chính phủ và các quy định khác về cán bộ, công chức; thực hiện chế độ báo cáo, chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định chung của Thanh tra Chính phủ.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng, trước Vụ trưởng và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?