Có bao nhiêu chỉ tiêu đánh giá xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý?
Có bao nhiêu chỉ tiêu đánh giá xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý như sau:
Xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý
1. Chỉ tiêu đánh giá
1.1. Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ thu hồi.
1.2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ khoanh và nợ quá hạn).
1.3. Chỉ tiêu 3: Tăng trưởng tín dụng.
1.4. Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.
...
Theo quy định trên, có 04 chỉ tiêu đánh giá xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý sau:
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ thu hồi.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ khoanh và nợ quá hạn).
- Chỉ tiêu 3: Tăng trưởng tín dụng.
- Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.
Xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý có những phương pháp đánh giá nào?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định như sau:
Xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý
...
2. Phương pháp đánh giá
2.1. Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ thu hồi
a) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi tỷ lệ nợ gốc thực thu trên tổng nợ gốc phải thu đến hạn hàng năm đạt từ 90% trở lên (không tính đến các Khoản nợ gốc phải thu đến hạn trả nhưng đã được cơ cấu nợ chuyển sang các năm sau);
b) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại B khi tỷ lệ nợ gốc thực thu trên tổng nợ gốc phải thu đến hạn hàng năm trong Khoảng từ 80% đến dưới 90% (không tính đến các Khoản nợ gốc phải thu đến hạn trả nhưng đã được cơ cấu nợ chuyển sang các năm sau);
c) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại C khi tỷ lệ nợ gốc thu hồi trên tổng nợ gốc phải thu đến hạn hàng năm dưới 80% (không tính đến các Khoản nợ gốc phải thu đến hạn trả nhưng đã được cơ cấu nợ chuyển sang các năm sau).
2.2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu
a) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3%;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong Khoảng từ 3% đến 5%;
c) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trên 5%.
2.3 Chỉ tiêu 3: Tăng trưởng tín dụng
a) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi tăng trưởng tín dụng thực hiện trên 97% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại B khi tăng trưởng tín dụng thực hiện từ 90% đến 97% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm;
c) Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại C khi tăng trưởng tín dụng đạt dưới 90% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.
2.4. Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành
Căn cứ vào việc chấp hành và thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước đã ban hành trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Quy định về thuế, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán; chế độ tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, chế độ về chi tiêu; chế độ về mua sắm và quản lý tài sản để xác định chỉ tiêu này.
a) Ngân hàng Chính sách xã hội không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực nêu trên hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: xếp loại A;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại B:
- Bị Bộ Tài chính nhắc nhở một (01) lần bằng văn bản về việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội và các báo cáo khác không đúng quy định, không đúng hạn.
- Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền (tổng số tiền bị xử phạt dưới 10.000.000 đồng) trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Ngân hàng Chính sách xã hội vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại C:
- Không nộp báo cáo tài chính, báo cáo xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội và các báo cáo khác theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị Bộ Tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ hai (02) lần trở lên.
- Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức khác (ngoài hình thức cảnh cáo) hoặc bị phạt tiền (tổng số tiền bị xử phạt từ 10.000.000 đồng trở lên) trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Viên chức quản lý Ngân hàng Chính sách xã hội (bao gồm: Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để xảy ra hành vi tham nhũng của cán bộ cấp dưới trực tiếp tại Hội sở chính và các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng. Cán bộ cấp dưới trực tiếp tại Hội sở chính và chi nhánh bao gồm: Giám đốc các ban, đơn vị thuộc Hội sở chính; Giám đốc các chi nhánh; Giám đốc Sở giao dịch và Giám đốc các Trung tâm.
...
Theo quy định trên, khi xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý, đối với mỗi tiêu chí có những phương pháp đánh giá được quy định cụ thể trên.
Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi nào?
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định như sau:
Xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý
...
3. Tổng hợp xếp loại Ngân hàng Chính sách xã hội
3.1. Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 được xếp loại A.
3.2. Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại C khi có chỉ tiêu 1 hoặc chỉ tiêu 2 xếp loại C hoặc có từ 2 chỉ tiêu trở lên xếp loại C.
3.3. Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại B trong các trường hợp còn lại.
4. Hàng năm, căn cứ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nêu tại Thông tư này, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả hoạt động và xếp loại gửi Bộ Tài chính để thực hiện xếp loại đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp các chỉ tiêu để xếp loại nêu trên có sự thay đổi lớn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, quyết định.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội xếp loại A khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 được xếp loại A.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?