Có bao nhiêu chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ và mỗi chế độ cần đáp ứng các yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Tổ chức giao thông trên cầu đường bộ cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Có bao nhiêu chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định cầu đường bộ là một công trình vượt chướng ngại vật, có khẩu độ không dưới 6m tạo thành một phần của con đường.
Theo Điều 4 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
Trên cầu đường bộ, việc tổ chức giao thông tuân theo quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại Chương II của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và nguyên tắc sau đây:
1. Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu.
Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện.
2. Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu). Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ.
3. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
Theo đó, trên cầu đường bộ, việc tổ chức giao thông tuân theo quy tắc giao thông đường bộ và nguyên tắc sau đây:
+ Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước
+ Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu.
Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện.
+ Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu).
Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ.
+ Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu.
Có bao nhiêu chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ?
Theo Điều 5 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
1. Chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
a) Chế độ không kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông bình thường qua cầu nếu không có biển báo hiệu đặt trước cầu (trừ biển thông tin cầu).
b) Chế độ kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông qua cầu nhưng phải tuân theo quy định của biển báo hiệu đặt trước cầu.
c) Chế độ kiểm soát đặc biệt: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ vượt quá điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT hoặc có tổng trọng lượng, khổ giới hạn vượt quá trị số quy định trên biển báo hiệu đặt trước cầu, khi tham gia giao thông trên đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Khi đó, việc lưu thông qua cầu phải tuân thủ quy định trong giấy phép (giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ), hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc phải có giải pháp gia cố (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu.
2. Khi có sự cố gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình cầu, cơ quan trực tiếp quản lý cầu phải có biện pháp cấp bách để bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn công trình. Trường hợp hạn chế hoặc cấm lưu thông qua cầu, cơ quan trực tiếp quản lý cầu phải có biện pháp hướng dẫn, phân luồng và điều tiết giao thông qua cầu cho phù hợp với tình trạng kỹ thuật của cầu nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu.
3. Việc điều hành giao thông trên cầu do cơ quan trực tiếp quản lý cầu phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng khác để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định có 03 chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ, gồm:
+ Chế độ không kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép lưu thông bình thường qua cầu nếu không có biển báo hiệu đặt trước cầu (trừ biển thông tin cầu).
+ Chế độ kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép lưu thông qua cầu nhưng phải tuân theo quy định của biển báo hiệu đặt trước cầu.
+ Chế độ kiểm soát đặc biệt: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ vượt quá giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ hoặc có tổng trọng lượng, khổ giới hạn vượt quá trị số quy định trên biển báo hiệu đặt trước cầu, khi tham gia giao thông trên đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Khi đó, việc lưu thông qua cầu phải tuân thủ quy định trong giấy phép (giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ), hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc phải có giải pháp gia cố (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu.
Lưu ý: Các chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ nêu trên cần thỏa mãn điều kiện về giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT (thay thế Thông tư 07/2010/TT-BGTVT).
Yêu cầu về giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông trên cầu đường bộ?
Theo Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ
1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định như sau:
+ Tổng trọng lượng của xe,
+ Tải trọng trục xe,
+ Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ,
+ Chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.
Lưu ý:
+ Việc xếp hàng hóa không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
+ Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?